Quy trình quản lý và đảm bảo chất lượng xe là một quy trình quan trọng và không thể thiếu trước khi doanh nghiệp cung cấp, bàn giao xe đến khách hàng. Vậy quy trình kiểm định xe nâng như thế nào? Sau đây, Luật ACC sẽ giúp quý bạn đọc phân tích và tìm hiểu rõ hơn.
1. Kiểm định là gì?
2. Kiểm định xe nâng là gì?
Kiểm định xe nâng còn được gọi là kiểm định kỹ thuật an toàn xe nâng, là quá trình kiểm tra, đánh giá tình trạng kỹ thuật của xe nâng dựa trên các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.
Các loại xe nâng cần kiểm định:
- Kiểm định xe nâng hàng
- Kiểm định xe nâng người
Kiểm định xe nâng
3. Quy trình kiểm định xe nâng
3.1. Chuẩn bị
Trước khi tiến hành kiểm định thiết bị, tổ chức kiểm định và đơn vị sử dụng phải phối hợp, thống nhất kế hoạch kiểm định. Chuẩn bị các điều kiện phục vụ kiểm định và cử người tham gia, chứng kiến kiểm định.
- Xe nâng hàng phải ở trạng thái sẵn sàng đưa vào kiểm định
- Đơn vị sử dụng cung cấp hồ sơ kỹ thuật, hồ sơ kiểm định xe nâng (lý lịch, biên bản và phiếu kết quả kiểm định lần trước …). Hồ sơ về quản lý sử dụng, vận hành, bảo dưỡng.
- Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện kiểm định phù hợp để phục vụ quá trình kiểm định
- Xây dựng và thống nhất thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn với cơ sở trước khi kiểm định.
- Trang bị đầy đủ dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân, đảm bảo an toàn trong quá trình kiểm định xe nâng hàng.
3.2. Kiểm định
Kiểm định xe nâng hàng phải lần lượt tiến hành theo các bước sau:
- Kiểm tra hồ sơ, lý lịch thiết bị
- Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài
- Kiểm tra kỹ thuật- thử không tải
- Các chế độ thử tải- phương pháp thử
- Xử lý kết quả kiểm định
Các bước kiểm tra tiếp theo chỉ được tiến hành khi kết quả kiểm tra ở bước trước đó đạt yêu cầu.
3.3. Kết quả
Kết thúc công tác kiểm định xe nâng, kiểm định viên, đơn vị kiểm định xe nâng phải thực hiện các công việc sau:
- Lập biên bản kiểm định với đầy đủ nội dung theo mẫu quy định
- Thông qua biên bản kiểm định với sự có mặt của kiểm định viên, người tham gia chứng kiến kiểm định, đại diện cơ sở hoặc người được cơ sở ủy quyền. Biên bản kiểm định được lập thành hai (02) bản, mỗi bên có trách nhiệm lưu giữ 01 bản.
- Ghi tóm tắt kết quả kiểm định vào lý lịch của thiết bị
- Dán tem kiểm định khi quá trình kiểm định xe nâng hàng có kết quả đạt yêu cầu
- Giấy chứng nhận kết quả kiểm định xe nâng được cấp trong thời gian 05 ngày
- Khi thiết bị có kết quả kiểm định không đạt các yêu cầu thì chỉ chỉ cấp cho cơ sở biên bản kiểm định, trong đó phải ghi rõ lý do thiết bị không đạt yêu cầu kiểm định, kiến nghị cơ sở khắc phục và thời hạn thực hiện các kiến nghị đó.
4. Câu hỏi thường gặp
- Thời hạn kiểm định xe nâng là bao lâu?
Thời hạn kiểm định định kỳ xe nâng hàng là 02 năm. Đối với xe nâng hàng đã sử dụng trên 10 năm thì thời hạn kiểm định định kỳ là 01 năm.
- Vì sao phải kiểm định xe nâng?
Kiểm định xe nâng để đảm bảo an toàn cho người vận hành cũng như hàng hóa khi vận chuyển. Ngoài ra còn là bằng chứng pháp lý cho khách hàng và cho đơn vị bảo hiểm.
- Ai có thẩm quyền kiểm định xe nâng?
Các tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; Các kiểm định viên kiểm định kỹ thuật an toàn lao động
Quý bạn đọc có thể tham khảo các bài viết liên quan: Quy định về kiểm định xe ô tô bán tải; Quy định về kiểm định xe ô tô.
Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu và phân tích của chúng tôi về quy trình kiểm định xe nâng, cũng như các vấn đề pháp lý phát sinh có liên quan. Hi vọng có thể giải đáp giúp cho bạn đọc những thông tin cơ bản cần thiết, góp phần giúp quá trình kiểm định chất lượng trên thực tế diễn ra thuận lợi hơn. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc hay quan tâm, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:
-
Gmail: [email protected]
-
Website: accgroup.vn
Nội dung bài viết:
Bình luận