Kiểm định xe máy là gì? Quy trình Kiểm định xe máy

Quy trình quản lý và đảm bảo chất lượng xe máy là một quy trình quan trọng và không thể thiếu trước khi doanh nghiệp cung cấp, bàn giao xe đến khách hàng. Vậy quy trình kiểm định xe máy là gì? Sau đây, Luật ACC sẽ giúp quý bạn đọc phân tích và tìm hiểu rõ hơn.

1. Kiểm định là gì?

Quý bạn đọc tham khảo về khái niệm kiểm định tại đây.

2. Kiểm định xe máy là gì?

Kiểm định xe máy hay còn gọi là đăng kiểm xe máy, là việc cơ quan chức năng tiến hành kiểm định chất lượng xe có đảm bảo về mặt an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định hay không. Hiện nay, mỗi tỉnh thành phố đều có ít nhất là một hoặc nhiều trung tâm đăng kiểm xe cơ giới.
Kiểm định Xe Máy
Kiểm định xe máy
  • Công việc đăng kiểm bao gồm: Kiểm tra toàn bộ máy móc trong và ngoài của xe đã đạt được đủ tiêu chuẩn an toàn, khắc phục một số lỗi từ nhà sản xuất chưa để đảm bảo tuyệt đối cho người điều khiển. Ngoài ra yếu tố về mức độ bảo vệ môi trường cũng được coi là một trong những tiêu chuẩn để đánh giá đăng kiểm đối với xe máy. Việc đăng kiểm mang lại rất nhiều lợi ích cho chủ phương tiện và những người tham gia giao thông khác, tránh được những rủi ro trong quá trình lưu thông trên đường, đảm bảo an toàn tính mạng cho tất cả mọi người.
  • Đăng kiểm xe máy là một trong những thủ tục bắt buộc với người sở hữu phương tiện phải thực hiện. Áp dụng đối với cả xe mua mới hoặc mua lại xe cũ có thực hiện việc sang tên, di chuyển xe máy từ nơi này sang nơi khác. Có thể hiểu giấy đăng kiểm là loại giấy tờ quan trọng để phương tiện có thể được phép lưu thông.

3. Giấy kiểm định xe máy

Giấy đăng kiểm xe máy là một loại giấy tờ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm định xe máy sau đó cấp cho chủ sở hữu phương tiện. Việc kiểm định sẽ được cơ quan nhà nước thực hiện theo quy trình kiểm tra toàn bộ hệ thống, máy móc của xe xem bộ phận nào đã đạt tiêu chuẩn hoặc chưa đạt tiêu chuẩn khi lưu thông trên đường. Trong khi kiểm tra nếu phát hiện ra sai sót, hư hỏng thì sẽ yêu cầu chủ phương tiện thực hiện việc sửa chữa và thay thế để bảo đảm an toàn cho quá trình lưu thông phương tiện.

4. Quy trình kiểm định xe máy

4.1. Kiểm định lần đầu

Khi kiểm định lần đầu lập Hồ sơ phương tiện, chủ xe cần có các giấy tờ sau:
  • Bản chính giấy đăng ký xe do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc một trong các giấy tờ còn hiệu lực sau để xuất trình:
    • Bản sao giấy đăng ký xe có xác nhận của ngân hàng đang cầm giữ.
    • Bản sao giấy đăng ký xe có xác nhận của cơ quan cho thuê tài chính.
    • Giấy hẹn cấp giấy đăng ký xe (có đủ chữ ký, dấu).
  • Bản chính Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực để xuất trình.
  • Giấy tờ chứng minh nguồn gốc phương tiện để nộp, gồm một trong các giấy tờ sau:
    • Bản chính Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu hoặc Thông báo miễn kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu đối với xe cơ giới nhập khẩu; bản sao chụp Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới sản xuất, lắp ráp trong nước
    • Bản sao có chứng thực quyết định tịch thu bán đấu giá của cấp có thẩm quyền đối với xe cơ giới bị tịch thu bán đấu giá và văn bản thông báo kết quả kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới của Cục Đăng kiểm Việt Nam đối với trường hợp xe cơ giới bị tịch thu bán đấu giá chưa có dữ liệu trên Chương trình Quản lý kiểm định hoặc có dữ liệu không phù hợp.
    • Bản sao có chứng thực quyết định thanh lý đối với xe cơ giới của lực lượng quốc phòng, công an; bản sao có chứng thực quyết định bán xe dự trữ Quốc gia.
  • Bản chính Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới cải tạo để nộp (đối với xe cơ giới mới cải tạo).

4.2. Kiểm định các lần tiếp theo

Khi xe cơ giới vào kiểm định, chủ xe phải xuất trình các giấy tờ:
  • Bản chính giấy đăng ký xe do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc một trong các giấy tờ còn hiệu lực sau để xuất trình:
    • Bản sao giấy đăng ký xe có xác nhận của ngân hàng đang cầm giữ.
    • Bản sao giấy đăng ký xe có xác nhận của cơ quan cho thuê tài chính.
    • Giấy hẹn cấp giấy đăng ký xe (có đủ chữ ký, dấu).
  • Bản chính Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực để xuất trình.
  • Bản chính Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới cải tạo để nộp (đối với xe cơ giới mới cải tạo).

5. Các câu hỏi thường gặp

  • Thời hạn kiểm định xe máy là bao lâu?
Chủ phương tiện phải thực hiện việc đăng kiểm xe trong thời gian 30 ngày.
  • Mức phạt khi không thực hiện kiểm định xe máy?
Người điều khiển xe không có đăng kiểm sẽ bị phạt từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng và bị tước bằng lái từ 01 đến 03 tháng (điểm a khoản 6 Điều 16 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP).
  • Xe máy điện có cần thực hiện kiểm định không?
Trải qua thời gian dài lưu thông, chiếc xe máy điện cũng sẽ xuống cấp, hỏng hóc và có nguy cơ dẫn đến tai nạn. Chính vì vậy, chủ sở hữu phải kiểm định thường xuyên theo quy định để sớm phát hiện các lỗi của xe để bảo dưỡng kịp thời.
Quý bạn đọc có thể tham khảo thêm các bài viết liên quan: Quy định về kiểm định xe ô tô; Quy định về kiểm định xe nâng.
Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu và phân tích của chúng tôi về quy trình kiểm định xe máy. Hi vọng có thể giải đáp giúp cho bạn đọc những thông tin cơ bản cần thiết, góp phần giúp quá trình kiểm định chất lượng trên thực tế diễn ra thuận lợi hơn. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc hay quan tâm, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo