Có thể thấy rằng, các hoạt động thi công công trình cũng tồn tại rất nhiều rủi ro cho người lao động, thế nên trong quá trình thi công công trình, dây an toàn là một bộ phận không thể thiếu để góp phần bảo vệ những người đang thi công. Chính vì vậy, dây an toàn cũng cần được kiểm định một cách nghiêm ngặt trước khi đưa vào sử dụng, trong khi sử dụng và cả sau khi sử dụng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin cho quý bạn đọc về Quy định mới nhất về kiểm định dây an toàn trong thi công công trình.
1. Dây an toàn là gì?
Dây an toàn được hiểu đơn giản là một thiết bị quan trọng trong công tác bảo hộ lao động. Dây an toàn là một thiết bị cần thiết và vô cùng quan trọng khi con người làm việc tại công trình, đặc biệt là đối với những hoạt động thực hiện trên cao với mục đích bảo vệ tính mạng khi có sự cố ngã trên cao xảy ra.
Dây an toàn là thiết bị hỗ trợ bắt buộc phải có khi người lao động làm việc trên cao. Trong đó được sử dụng nhiều nhất trong công tác thi công trên các thiết bị sàn treo, giàn giáo treo…
Dây an toàn được chia làm hai loại chính là:
- Dây đai an toàn thắt lưng.
- Dây đai an toàn toàn thân.
2. Vai trò của dây an toàn là gì?
- Dây an toàn được sử dụng như vật dụng bảo hộ lao động. Dây thường được công nhân, kỹ thuật viên, nhân viên cứu hộ sử dụng trong các trường hợp làm việc ở công trình xây dựng, sửa chữa cáp quang, dây điện, cứu hộ khi xảy ra tai nạn.
- Dây an toàn có khả năng giúp người sử dụng tránh được tai nạn, duy trì an toàn cho người lao động làm việc ở trên cao trong 1 thời gian dài.
- Sử dụng dây an toàn giúp giảm thiểu những sự cố có thể xảy ra. Đồng thời giúp người lao động có tâm lý thỏa mái khi thường xuyên phải đối mặt với môi trường làm việc trên cao ở các công trường xây dựng.
3. Các quy định về dây an toàn trong thi công công trình
Theo tiểu mục 2.7 mục 2 Quy chuẩn ban hành kèm theo Thông tư 16/2021/TT-BXD, để ngăn ngừa nguy hiểm, người sử dụng lao động phải có kế hoạch và thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn chống rơi, ngã; biện pháp sơ cứu, cấp cứu trong các trường hợp sau:
+ Làm việc trên cao: Tại nơi làm việc bên trong, ngoài hoặc trên công trình hoặc những nơi làm việc khác ở công trường mà vị trí đứng làm việc (tính từ đáy bàn chân người đứng) có độ cao từ 2,0 m trở lên so với bề mặt bên dưới như mặt đất, mặt sàn, mặt kết cấu, đáy hố và các bề mặt khác;
+ Làm việc trên các mái nhà, mái dốc (mái có độ dốc lớn hơn 10 độ).
- Tại các nơi làm việc nêu trên: Ở các khoảng trống (ví dụ: mép mái, quanh các lỗ mở), phải có lan can an toàn và tấm chặn chân. Trong trường hợp không thể lắp đặt lan can và tấm chặn chân, người lao động phải sử dụng dây an toàn.
- Tại các nơi làm việc nêu trên: Phải lắp đặt giàn giáo, thang leo, đường dốc hoặc các phương tiện an toàn phù hợp khác để người lao động có thể ra vào an toàn.
- Trong trường hợp không thể lắp đặt được lan can an toàn, người lao động khi làm việc trên cao (kể cả ở độ cao dưới 2,0 m nhưng vẫn có nguy cơ tai nạn nếu không có biện pháp bảo vệ) phải được bảo vệ đầy đủ bằng lưới an toàn, tấm (sàn) đỡ an toàn hoặc phải có sàn công tác hoặc phải sử dụng dây an toàn cùng với dây cứu sinh được treo (buộc) chắc chắn. Các quy định cụ thể về giàn giáo, thang leo và các biện pháp đảm bảo an toàn khác cho người lao động nêu tại 2.2 và các mục khác có liên quan của quy chuẩn này (ví dụ: công việc thi công lắp dựng kết cấu, ván khuôn và đổ bê tông nêu tại 2.10 và 2.11).
- Người lao động làm việc trên cao, trên mái phải được đào tạo, được trang bị đầy đủ các phương tiện bảo vệ, chống rơi, ngã theo quy định tại 2.19 và QCVN 23:2014/BLĐTBXH. Người sử dụng lao động phải cung cấp đầy đủ các phương tiện bảo vệ và thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn theo các quy định tại 2.7.2, 2.7.3 và phải kiểm tra, theo dõi sức khỏe của người lao động (thể chất và tinh thần) trước khi bắt đầu và trong khi làm việc.
4. Các quy chuẩn, tiêu chuẩn kiểm định dây đai an toàn
Các tiêu chuẩn, quy chuẩn được sử dụng trong quá trình kiểm định và thử nghiệm dây đai an toàn bao gồm:
- QCVN 23:2014/BLĐTBXH, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với hệ thống chống rơi ngã cá nhân
- TCVN 7802-1:2007, Hệ thống chống rơi ngã cá nhân. Phần 1: Dây đỡ cả ngườ
- TCVN 7802-2:2007, Hệ thống chống rơi ngã cá nhân. Phần 2: Dây treo và thiết bị hấp thụ năng lượng
- TCVN 7802-3:2007, Hệ thống chống rơi ngã cá nhân. Phần 3: Dây cứu sinh tự do
- TCVN 7802-4:2008, Hệ thống chống rơi ngã cá nhân. Phần 4: Đường ray thẳng đứng và dây cứu sinh thẳng đứng kết hợp với bộ hãm rơi ngã kiểu trượt.
- TCVN 7802-5:2008, Hệ thống chống rơi ngã cá nhân. Phần 5: Các bộ phận nối có cổng tự đóng và tự khóa
- TCVN 7802-6:2008, Hệ thống chống rơi ngã cá nhân. Phần 6: Các phép thử tính năng của hệ thống
- TCVN 8205:2009, Phương tiện bảo vệ cá nhân. Phương tiện chống rơi ngã từ trên cao - Dụng cụ neo một điểm
- TCVN 8206:2009, Phương tiện bảo vệ cá nhân. Phương tiện chống rơi ngã từ trên cao - Hệ thống dây cứu sinh ngang đàn hồi
- TCVN 8207-1:2009, Phương tiện bảo vệ cá nhân. Phương tiện chống rơi ngã từ trên cao - Hệ thống dẫn cáp. Phần 1: Nguyên tắc cơ bản của hệ thống làm việc
- ASME B30.9, Slings
- DOL-OSHA 29 CFR 1910.184, Slings
- DOL-OSHA 29 CFR 1910.140, Personal fall protection systems.
Có thể sử dụng các tiêu chuẩn của nước ngoài nhưng không được thấp hơn mức an toàn trong nước đã quy định.
5. Giấy phép kiểm định dây an toàn
Giấy phép kiểm định dây an toàn là giấy chứng nhận công ty đã có đủ điều kiện để thực hiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động và được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp phép thực hiện hoạt động kiểm định.
Mẫu giấy chứng nhận kiểm định an toàn có thể tham khảo ở mẫu dưới đây:
Như vậy, bài viết trên đã cung cấp các nội dung có liên quan đến Quy định mới nhất về kiểm định dây an toàn trong thi công công trình. Cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm và theo dõi bài viết của chúng tôi. Nếu có thắc mắc hay cần tư vấn, hãy liên hệ với công ty luật ACC để chúng tôi có thể giải đáp cho quý bạn đọc một cách nhanh chóng nhất.
Nội dung bài viết:
Bình luận