Trình tự và thủ tục kiểm định chất lượng cáp điện

Nhằm đảm bảo an toàn tính mạng con người khi sử dụng, vận hành các thiết bị điện. Ngày 27 tháng 10 năm 2015 Bộ Công Thương ban hành Thông tư 33/2015/TT-BCT Quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật các thiết bị và dụng cụ điện. Theo đó, các thiết bị điện và dụng cụ điện bắt buộc phải kiểm định an toàn trước khi đưa vào sử dụng, sau khi sửa chữa. Theo đó, mời quý đọc giả hãy theo dõi bài viết bên dưới của ACC để hiểu thêm về trình tự và thủ tục kiểm định chất lượng cáp điện hiện nay nhé!

I.Kiểm định chất lượng cáp điện là gì

Dây cáp điện bao gồm phần lõi cáp và vỏ cáp ( nếu có), là bộ phận dẫn điện, truyền tải điện năng từ nơi này sang nơi khác. Vì là bộ phận truyền dẫn điện năng nên cáp điện có vai trò đặc biệt quan trọng và sự cố về cáp điện thường là nơi dễ xảy ra nhất.

Kiểm định chất lượng cáp điện là hoạt động kiểm tra kỹ thuật theo quy trình kiểm định nhằm đánh giá và xác nhận tình trạng an toàn của thiết bị so với yêu cầu kỹ thuật an toàn đặt ra theo quy định

1. Khi nào thì cần kiểm định cáp điện.

Theo quy định tại Thông tư 33/2015/TT-BCT, cáp điện được kiểm định khi:

  • Kiểm định lần đầu: trước khi đưa vào sử dụng, vận hành;
  • Kiểm định định kỳ:a) Đối với các thiết bị điện trong dây chuyền đang vận hành không thể tách rời để kiểm định riêng lẻ, được kiểm định theo chu kỳ đại tu dây chuyền thiết bị trừ trường hợp được quy định tại Khoản 3 Điều Thông tư 33/2015/TT-BCT này;b) Đối với các thiết bị điện không thuộc Điểm a Khoản này, được kiểm định định kỳ theo quy định của nhà sản xuất, nhưng:– Không quá 12 tháng đối với các thiết bị điện sử dụng ở môi trường có nguy hiểm về khí cháy và bụi nổ, với mọi cấp điện áp (mục 2.2)

    – Không quá 36 tháng đối với các thiết bị, dụng cụ điện sử dụng ở môi trường không có nguy hiểm về khí cháy và bụi nổ, có điện áp từ 1.000v trở lên (mục 2.1)

    Kiểm định viên đang thực hiện kiểm định tại doanh nghiệp
  • Kiểm định bất thường: sau khi khắc phục sự cố, sửa chữa. Hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Hoặc theo nhu cầu của tổ chức, cá nhân sử dụng, vận hành cáp điện.

2. Đối tượng tham gia kiểm định theo quy định.

- Đối với cá nhân, tổ chức sử dụng cáp điện

Tất cả các cá nhân, đơn vị dử dụng vận hành cáp điện ( dây cáp điện) phải thực hiện việc kiểm định trước khi đưa vào sử dụng và kiểm định định kì trong quá trình sử dụng, vận hành.

  • Thực hiện kiểm định đúng với các yêu cầu kỹ thuật của cáp điện;
  • Cung cấp các hồ sơ, tài liệu kỹ thuật có liên quan đến cáp điện được kiểm định;
  • Chuẩn bị đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật để kiểm định kỹ thuật an toàn và các biện pháp an toàn cần thiết;
  • Cử người đại diện trực tiếp chứng kiến; phối hợp công việc trong quá trình tổ chức kiểm định tiến hành kiểm định

- Đối với tổ chức kiểm định

  • Cử kiểm định viên đã được cấp chứng chỉ kiểm định viên thực hiện;
  • Kiểm định theo đề nghị của đơn vị sử dụng;
  • Tiến hành kiểm định phải tuân thủ các tiêu chuẩn; quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn có liên quan;
  • Tiến hành kiểm định phù hợp với các quy định của quy trình để đảm bảo có kết luận chính xác về tình trạng cáp điện;
  • Trong quá trình kiểm định, nếu phát hiện có nguy cơ dẫn đến sự cố thì phải kiến nghị cơ sở có biện pháp khắc phục;
  • Khi có nghi ngờ, kiểm định viên có quyền yêu cầu cơ sở áp dụng các biện pháp kiểm tra; đánh giá bổ sung phục vụ việc đánh giá kết quả kiểm định;
  • Lập biên bản kiểm định và cấp Giấy chứng nhận kết quả kiểm định.

II. Các nội dung cơ bản của quá trình kiểm định

Nội dung kiểm định được quy định cụ thể trong các quy trình kiểm định được ban hành tương ứng với từng loại thiết bị, dụng cụ điện, bao gồm một hoặc nhiều nội dung chính sau:

  • Kiểm tra bên ngoài;
  • Đo điện trở cách điện;
  • Đo điện trở của các cuộn dây;
  • Kiểm tra độ bền của điện môi;
  • Đo điện trở tiếp xúc;
  • Đo dòng điện rò;
  • Đo các thông số đóng cắt thiết bị;
  • Kiểm tra hoạt động của các cơ cấu an toàn, các bộ phận có chức năng bảo vệ như bộ điều tốc, phanh hãm.

III. Quy trình thí nghiêm

Bước 1: Khảo sát, Kiểm tra tình trạng bên ngoài của cáp điện ( cáp mới, cáp đang sử dụng) xem có bất thường nào trên vỏ cáp có thể quan sát được bằng mắt thường hay không.

Bước 2: Chuẩn bị các dụng cụ thí nghiệm cần thiết thực hiện các hạng mục theo yêu cầu.

Bước 3: Kiểm tra đảm bảo các biện pháp an toàn điện trước khi thí nghiệm

Bước 4: Tháo đầu cáp bằng dụng cụ chuyên biệt ra khỏi thiết bị. Sử dụng các dụng cụ thí nghiệm để tiến hành kiểm tra cáp ( Đo cách điện, DC, VLF,..)

Bước 5: Lắp lại đầu cáp ( Cos, Tplug,..) về vị trí ban đầu.

Bước 6: Kiểm tra kết quả, tiến hành làm biên bản thí nghiệm cáp hoặc kiểm định cáp đối với cáp điện đã được đưa vào sử dụng.

III. Đăng ký kiểm định ở đâu? 

Việc kiểm định phải được thực hiện tại đơn vị Bộ Công Thương chỉ định, đáp ứng các yêu cầu về nhân lực, máy móc thiết bị để đảm bảo kết quả cấp là chính xác nhất.

ACC hy vọng đã hỗ trợ để có thể giúp bạn hiểu thêm về trình tự và thủ tục kiểm định cáp điện hiện nay. Nếu có gì thắc mắc quý đọc giả vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Website: accgroup.vn

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo