Những người bị khuyết tật là đối tượng yếu thế trong xã hội, chính vậy họ cần sự quan tâm chăm sóc đặc biệt từ Nhà nước, gia đình và xã hội. Luật Người khuyết tật năm 2010 quy định rõ về quyền và nghĩa vụ của người khuyết tật; trách nhiệm của Nhà nước, gia đình và xã hội đối với họ. Vậy dưới góc độ pháp lý thì khuyết tật là gì? Mời quý bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.
1. Khuyết tật là gì?
Luật Người khuyết tật năm 2010 định nghĩa về người khuyết tật tại khoản 1 Điều 2 như sau: người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn.
Qua quy định trên có thể thấy rằng đây là những người không may mắn khiếm khuyết về thể chất hoặc tinh thần, vì vậy không người nào được có thái độ khinh thường hoặc thiếu tôn trọng người khuyết tật vì lý do khuyết tật của người đó.
2. Các dạng tật và mức độ khuyết tật
Các dạng tật và mức độ khuyết tật được giải thích rất rõ ràng, chi tiết tại Nghị định 28/2012/NĐ-CP, cụ thể như sau:
2.1 Các dạng tật
Dạng tật bao gồm:
- Khuyết tật vận động là tình trạng giảm hoặc mất chức năng cử động đầu, cổ, chân, tay, thân mình dẫn đến hạn chế trong vận động, di chuyển.
- Khuyết tật nghe, nói là tình trạng giảm hoặc mất chức năng nghe, nói hoặc cả nghe và nói, phát âm thành tiếng và câu rõ ràng dẫn đến hạn chế trong giao tiếp, trao đổi thông tin bằng lời nói.
- Khuyết tật nhìn là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhìn và cảm nhận ánh sáng, màu sắc, hình ảnh, sự vật trong điều kiện ánh sáng và môi trường bình thường.
- Khuyết tật thần kinh, tâm thần là tình trạng rối loạn tri giác, trí nhớ, cảm xúc, kiểm soát hành vi, suy nghĩ và có biểu hiện với những lời nói, hành động bất thường.
- Khuyết tật trí tuệ là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhận thức, tư duy biểu hiện bằng việc chậm hoặc không thể suy nghĩ, phân tích về sự vật, hiện tượng, giải quyết sự việc.
- Khuyết tật khác là tình trạng giảm hoặc mất những chức năng cơ thể khiến cho hoạt động lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn mà không thuộc các trường hợp được nêu trên đây.
2.2 Mức độ khuyết tật
Người khuyết tật được chia theo mức độ khuyết tật sau đây:
- Người khuyết tật đặc biệt nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất hoàn toàn chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn.
- Người khuyết tật nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất một phần hoặc suy giảm chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được một số hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc.
- Người khuyết tật nhẹ là người khuyết tật không thuộc hai trường hợp đã nêu ở trên.
3. Các câu hỏi thường gặp
3.1 Ngày người khuyết tật Việt Nam là ngày bào nhiêu?
Ngày 18 tháng 4 hàng năm là Ngày người khuyết tật Việt Nam.
3.2 Quyền và nghĩa vụ của người khuyết tật
- Tham gia bình đẳng vào các hoạt động xã hội;
- Sống độc lập, hòa nhập cộng đồng;
- Được miễn hoặc giảm một số khoản đóng góp cho các hoạt động xã hội;
- Được chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, học văn hóa, học nghề, việc làm, trợ giúp pháp lý, tiếp cận công trình công cộng, phương tiện giao thông, công nghệ thông tin, dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch và dịch vụ khác phù hợp với dạng tật và mức độ khuyết tật;
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
3.3 Những hành vi bị nghiêm cấm đối với người khuyết tật
Để bảo vệ những người không may mắn khiếm khuyết về thể chất hoặc tinh thần, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của họ, Nhà nước quy định những hành vi bị nghiêm cấm đối với người khuyết tật gồm:
- Kỳ thị, phân biệt đối xử người khuyết tật.
- Xâm phạm thân thể, nhân phẩm, danh dự, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp của người khuyết tật.
- Lôi kéo, dụ dỗ hoặc ép buộc người khuyết tật thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, đạo đức xã hội.
- Lợi dụng người khuyết tật, tổ chức của người khuyết tật, tổ chức vì người khuyết tật, hình ảnh, thông tin cá nhân, tình trạng của người khuyết tật để trục lợi hoặc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
- Người có trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc theo quy định của pháp luật.
- Cản trở quyền kết hôn, quyền nuôi con của người khuyết tật.
- Gian dối trong việc xác định mức độ khuyết tật, cấp giấy xác nhận khuyết tật.
3.4 Thủ tục xác định mức độ khuyết tật
Bước 1: Gửi đơn xác định mức độ khuyết tật
Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền giải quyết đơn xác định mức độ khuyết tật theo trình tự sau:
- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đơn đề nghị xác định mức độ khuyết tật, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm triệu tập Hội đồng xác định mức độ khuyết tật, gửi thông báo về thời gian xác định mức độ khuyết tật cho người khuyết tật hoặc người đại diện hợp pháp của họ.
- Hội đồng xác định mức độ khuyết tật tổ chức việc xác định mức độ khuyết tật, lập hồ sơ xác định mức độ khuyết tật và ra kết luận.
Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy xác nhận khuyết tật
Trên đây là toàn bộ thông tin tham khảo của chúng tôi cho câu hỏi khuyết tật là gì? (cập nhật 2022). Trong quá trình cần tìm hiểu và áp dụng các quy định của các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đến người khuyết tật, nếu như quý khách hàng còn có thắc mắc hay quan tâm và có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn và hỗ trợ pháp lý thì vui lòng liên hệ với Công ty luật ACC qua các thông tin sau:
- Hotline: 19003330
- Zalo: 0846967979
- Gmail: [email protected]
- Website: accgroup.vn
Nội dung bài viết:
Bình luận