Nhận hối lộ là một trong số những tội phạm thuộc về tham nhũng theo đó Tham nhũng, nhận hối lộ đã và đang là vấn đề nóng của xã hội. Những năm gần đây; Chính phủ rất quyết liệt trong việc bài trừ tham nhũng, thanh lọc bộ máy Nhà nước. Vậy Quy định khung hình phạt đối với tội đưa hối lộ là gì? Hãy cùng ACC tìm hiểu thông qua bài viết đưới đây!
Quy định khung hình phạt đối với tội đưa hối lộ
1. Tội nhận hối lộ là gì?
Hối lộ được hiểu hành vi nhận hoặc mời nhận (tặng) bất kì phần thưởng quá mức nào đó cho bất kỳ ai, người à có công việc liên quan đến quản lý công, để gây ảnh hưởng và buộc người đó phải hành động trái với nghĩa vụ và các quy tắc trung thực và liêm chính.
Theo từ điển Luật học, hối lộ là tệ nạn xã hội được biểu hiện dưới ba dạng khác nhau: nhận hối lộ, đưa hối lộ và môi giới hối lộ.
Về bản chất, hối lộ là một sự mua bán quyền lực, người nhận hối lộ phải là người nắm giữ quyền lực và “bán” quyền lực đó để thu lợi bất chính cho mình. Khi được giao phó quyền hạn, con người luôn có nguy cơ sử dụng quyền hạn đó vì lợi ích cá nhân của mình
Nhận hối lộ là một trong những dạng hành vi hối lộ. Hành vi nhận hối lộ trở thành tội hối lộ khi hành vi nhận hối lộ là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện xâm phạm đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ mà theo quy định của bộ luật Hình sự thì phải chịu trách nhiệm hình sự.
Tội nhận hối lộ tức người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích theo yêu cầu của người đưa hối lộ.
Từ đó có thể thấy tội nhận hối lộ luôn tồn tại nhiều hơn một chủ thể phạm tội, có người đưa hối lộ, bên trung gian nhận hối lộ hoặc tổ chức khác. Lợi ích được các bên đưa trao cho bên nhận là yếu tố không thể thiếu trong mối quan hệ hối lộ. Nhận hối lộ là hành vi được thực hiện một cách cố ý, kể cả trường hợp nhận hối lộ gián tiếp.
2. Cấu thành của tội nhận hối lộ
Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về tội nhận hối lộ như sau:
“Điều 354. Tội nhận hối lộ
Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
b) Lợi ích phi vật chất.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lạm dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng;
đ) Phạm tội 02 lần trở lên;
e) Biết rõ của hối lộ là tài sản của Nhà nước;
g) Đòi hối lộ, sách nhiễu hoặc dùng thủ đoạn xảo quyệt.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:
a) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
b) Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
b) Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.
5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà nhận hối lộ, thì bị xử lý theo quy định tại Điều này.”
3. Hình phạt tại Điều 364 Bộ luật hình sự
Điều 364 Bộ luật Hình sự quy định 05 Khung hình phạt đối với người phạm tội như sau:
– Người nào trực tiếp hay qua trung gian đã đưa hoặc sẽ đưa cho người có chức vụ, quyền hạn hoặc người khác hoặc tổ chức khác bất kỳ lợi ích nào sau đây để người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
b) Lợi ích phi vật chất.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
c) Dùng tài sản của Nhà nước để đưa hối lộ;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
đ) Phạm tội 02 lần trở lên;
e) Của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
– Phạm tội trong trường hợp của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm.
– Phạm tội trong trường hợp của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt từ tù 12 năm đến 20 năm.
– Khung hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Trên đây là các thông tin về Quy định khung hình phạt đối với tội đưa hối lộ Danh mục các loại mặt hàng tiêu dùng? mà ACC cung cấp tới quý bạn đọc Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần hỗ trợ về vấn đề trên vui lòng liên hệ với Công ty Luật ACC của chúng tôi. Công ty Luật ACC luôn cam kết sẽ đưa ra nhưng hỗ trợ tư vấn về pháp lý nhanh chóng và có hiệu quả nhất. Xin chân thành cảm ơn quý bạn đọc.
Nội dung bài viết:
Bình luận