Thuật ngữ “khu tự trị” đã xuất hiện trong các văn bản pháp luật cách đây hàng chục năm. Tuy hiện nay không còn văn bản quy phạm pháp luật nào trong hệ thống pháp luật Việt Nam còn nhắc đến nhưng trong thực tế thuật ngữ này vẫn được thường xuyên sử dụng. Vậy khu tự trị là gì? Hãy cùng tìm hiểu về khái niệm này và những vấn đề pháp lý khác xoay quanh trong bài viết dưới đây do Công ty luật ACC tổng hợp và phân tích.

1. Khái niệm khu tự trị là gì?
- Định nghĩa khu tự trị là gì được hiểu là một khu vực có địa giới hành chính thuộc lãnh thổ của một quốc gia, và vẫn thuộc sự quản lý thống nhất của bộ máy Nhà nước tại quốc gia đó; Khu tự trị có đặc quyền đó là được Nhà nước quốc gia mà khu tự trị đó thuộc về cho phép có được một số quyền hạn trong phạm vi vùng dân tộc tại đó. Như:
+ Quyền thành lập cơ quan quản lý nhà nước cấp địa phương
+ Quyền xây dựng nguồn ngân sách riêng
- Khu tự trị thường gắn liền với đặc điểm của một vùng dân tộc nhất định chung sống tại một địa bàn nhất định. Ví dụ: vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
- Ở Việt Nam, tại Sắc lệnh của Chủ tịch nước số 230-SL ngày 29 tháng 04 năm 1955 đã ban hành bản quy định việc thành lập khu Tự trị Thái - Mèo để tăng cường đoàn kết giữa các dân tộc và tạo điều kiện cho các dân tộc ở Tây bắc tiến bộ mau chóng về mọi mặt.
2. Những đặc điểm của khu tự trị
Khu tự trị là gì có những đặc điểm đặc trưng như sau:
- Khu tự trị bản chất chính là một đơn vị hành chính của một quốc gia, được quy định lập ra để nhằm đẩy mạnh quá trình phát triển chung và phù hợp với đặc điểm, bản sắc văn hóa đặc trưng của các dân tộc thiểu số tại một khu vực và được quản lý bởi chính quyền địa phương.
- Khu tự trị vẫn có ranh giới hành chính nằm trong lãnh thổ toàn vẹn của quốc gia trao quyền tự trị mà không tách rời thành một chủ thể độc lập.
- Khu tự trị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền tối cao của quốc gia trao một số quyền tự trị mà chỉ chính quyền địa phương của khu tự trị đó mới có được. Tuy nhiên, những quyền này vẫn bị giới hạn bởi những nguyên tắc quản lý chung của quốc gia đó.
- Tại Khu tự trị sẽ không được phép xây dựng hệ thống quân đội riêng và cơ quan đối ngoại riêng khác với quốc gia trao quyền tự trị.
- Khu tự trị sẽ có thể bị phá vỡ khi mục đích đẩy mạnh phát triển toàn diện và cân bằng giữa các dân tộc khác nhau tại quốc gia trao quyền đạt được kết quả trên thực tế.
3. Chế độ quản lý tại khu tự trị
Chế độ quản lý tại khu tự trị là gì được thể hiện như sau:
Tổ chức chính quyền khu tự trị
- Bộ máy chính quyền Khu tự trị gồm:
+ Hội đồng nhân dân: Gồm đại biểu các dân tộc.
+ Uỷ ban hành chính.
+ Các ngành chuyên môn giúp việc.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân khi tự trị
- Có trách nhiệm giám sát và bảo đảm sự chấp hành pháp luật chung của quốc gia và giới hạn quyền tự trị được trao của cơ quan quản lý tại khu tự trị.
- Bảo đảm sự bình đẳng giữa các dân tộc trong khu tự trị với nhau.
- Xây dựng kế hoạch phát triển và định hướng quản lý phát triển kinh tế, xã hội cuả các dân tộc trong khu tự trị.
- Ban hành các nguyên tắc và quy định trong khu tự trị về những vấn đề riêng biệt phù hợp với đặc điểm của pháp luật quốc gia, văn hóa xã hội của các dân tộc trong khu tự trị để trình lên Uỷ ban thường vụ Quốc hội của quốc gia phê chuẩn.
- Dưới chế độ tài chính thống nhất của nước nhà, chính quyền khu tự trị được quyền quản lý nền tài chính trong khu tự trị, tức là tự quản lý thu, chi trong khu tự trị. Khu tự trị sẽ trích một phần trong số thu của mình để đóng góp vào ngân sách toàn quốc; lúc cần thiết Chính phủ Trung ương sẽ trích một phần trong ngân sách toàn quốc để trợ cấp cho Khu tự trị. Ngân sách hàng năm của Khu tự trị do Chính phủ Trung ương duyệt y.
Trên đây là những nội dung về khu tự trị là gì do Công ty luật ACC tổng hợp và phân tích gửi đến bạn đọc. Nếu bạn đọc còn có những câu hỏi hay có vấn đề pháp lý nào khác đang gặp phải mà không thể tự giải quyết hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và cung cấp dịch vụ pháp lý uy tín.
Nội dung bài viết:
Bình luận