Không xử lý vi phạm hành chính (Cập nhật mới 2024)

Các hành vi nào không bị xử lý vi phạm hành chính. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu về vấn đề này thì mời bạn tham khảo bài viết dưới đây. Bài viết này ACC sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin về các trường hợp không xử lý vi phạm hành chính theo quy định pháp luật Việt Nam. Mời bạn cùng tham khảo

hanh-chinh

Không xử lý vi phạm hành chính (Cập nhật mới 2023)

1. Vi phạm hành chính là gì?

Vi phạm hành chính là hành vi của một cá nhân hoặc tổ chức không vi phạm pháp luật hình sự nhưng vi phạm vào các quy định quản lý nhà nước. Thì những cá nhân, tổ chức này không bị xử lý kỉ luật hình sự mà chỉ bị xử lý về hành chính. Vậy những trường hợp nào sẽ bị xử lý hành chính và những trường hợp nào không bị xử lý hành chính? chúng ta cùng tìm hiểu dưới đây

2.Các hành vi Không xử lý vi phạm hành chính 

Các trường hợp dưới đây là những hành vi không bị xử lý vi phạm hành chính được quy đinh cụ thê tại Điều 11 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012

2.1. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết

Khoản 11 Điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính định nghĩa: Tình thế cấp thiết là tình thế của cá nhân, tổ chức vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.

2.2. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do phòng vệ chính đáng

Theo quy định tại Khoản 12 Điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính thì Phòng vệ chính đáng là hành vi của cá nhân vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm quyền, lợi ích nói trên.

2.3. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất ngờ

Khoản 13 Điều 2 quy định: Sự kiện bất ngờ là sự kiện mà cá nhân, tổ chức không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi nguy hại cho xã hội do mình gây ra.

2.4. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất khả kháng

Sự kiện bất khả kháng được quy định cụ thể tại Khoản 1 Điều 156 Bộ luật dân sự 2015 và Khoản 14 Điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính như sau: Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

2.5. Người thực hiện hành vi vi phạm hành chính không có năng lực trách nhiệm hành chính; người thực hiện hành vi vi phạm hành chính chưa đủ tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính.

Người không có năng lực trách nhiệm hành chính là người thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

3. Công ty luật ACC

Trên đây là những  thống tin cơ bản về dịch vụ Tư vấn các hành vi không bị xử lý vi phạm hành chính của Công ty Luật ACC, nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc hay câu hỏi nào cần được giải đáp thì hãy liên hệ với chúng tôi  thống qua số điện thoại hoặc các tài khoản mạng xã hội, chúng tôi sẽ phản hồi cho khách hàng trong thời gian sớm nhất.

Công ty luật ACC cam kết đem cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất với mức chi phí hợp lý nhất. Công ty Luật ACC xin cảm ơn!

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (459 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo