Không nhường đường cho xe ưu tiên phạt bao nhiêu tiền?

Luật Giao thông đường bộ quy định các loại xe được quyền ưu tiên khi tham gia giao thông. khi gặp những loại phương tiện nào thì người tham gia giao thông phải nhường đường. Vậy thứ tự được ưu tiên của những loại xe này như thế nào ? Không nhường đường cho xe ưu tiên phạt bao nhiêu tiền? Luật ACC tư vấn cụ thể:

 

xe-uu-tien
Không nhường đường cho xe ưu tiên phạt bao nhiêu tiền?

 

 

1. Quyền ưu tiên của một số loại xe

Những xe sau đây được quyền ưu tiên đi trước xe khác khi qua đường giao nhau từ bất kỳ hướng nào tới theo thứ tự:

Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ;

Xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường;

Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu;

Xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật;

Đoàn xe tang.

Như vậy, theo quy định trên thì có 05 loại xe được ưu tiên đi trước các khi qua đường giao nhau từ bất kỳ hướng nào tới. Trong các loại xe nêu trên (trừ đoàn xe tang) khi đi làm nhiệm vụ phải có tín hiệu còi, cờ, đèn theo quy định; không bị hạn chế tốc độ; được phép đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được, kể cả khi có tín hiệu đèn đỏ và chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông. Khi có tín hiệu của xe được quyền ưu tiên, người tham gia giao thông phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường. Không được gây cản trở xe được quyền ưu tiên.

Nhường đường cho xe ưu tiên khi qua phà, qua cầu phao:

 

Khi đến bến phà, cầu phao, các xe phải xếp hàng trật tự, đúng nơi quy định, không làm cản trở giao thông. Khi xuống phà, đang ở trên phà và khi lên bến, mọi người phải xuống xe, trừ người điều khiển xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, người bệnh, người già yếu và người khuyết tật. Xe cơ giới, xe máy chuyên dùng phải xuống phà trước, xe thô sơ, người đi bộ xuống phà sau; khi lên bến, người đi bộ lên trước, các phương tiện giao thông lên sau theo hướng dẫn của người điều khiển giao thông. Thứ tự ưu tiên qua phà, qua cầu phao quy định như sau:

Các xe được quyền ưu tiên theo quy định ;

Xe chở thư báo;

Xe chở thực phẩm tươi sống;

Xe chở khách công cộng. 
Trong trường hợp các xe cùng loại ưu tiên đến bến phà, cầu phao thì xe nào đến trước được qua trước.

 

Khi đến gần đường giao nhau, người điều khiển phương tiện phải cho xe giảm tốc độ và nhường đường theo quy định sau đây:

Tại nơi đường giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi đến từ bên phải;

Tại nơi đường giao nhau có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi bên trái;

Tại nơi đường giao nhau giữa đường không ưu tiên và đường ưu tiên hoặc giữa đường nhánh và đường chính thì xe đi từ đường không ưu tiên hoặc đường nhánh phải nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên hoặc đường chính từ bất kỳ hướng nào tới.

Đi trên đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, cầu đường bộ đi chung với đường sắt. Trên đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, cầu đường bộ đi chung với đường sắt, phương tiện giao thông đường sắt được quyền ưu tiên đi trước.

Tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt có đèn tín hiệu, rào chắn và chuông báo hiệu, khi đèn tín hiệu mầu đỏ đã bật sáng, có tiếng chuông báo hiệu, rào chắn đang dịch chuyển hoặc đã đóng, người tham gia giao thông đường bộ phải dừng lại phía phần đường của mình và cách rào chắn một khoảng cách an toàn; khi đèn tín hiệu đã tắt, rào chắn mở hết, tiếng chuông báo hiệu ngừng mới được đi qua.

 

Tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt chỉ có đèn tín hiệu hoặc chuông báo hiệu, khi đèn tín hiệu mầu đỏ đã bật sáng hoặc có tiếng chuông báo hiệu, người tham gia giao thông đường bộ phải dừng ngay lại và giữ khoảng cách tối thiểu 5 mét tính từ ray gần nhất; khi đèn tín hiệu đã tắt hoặc tiếng chuông báo hiệu ngừng mới được đi qua.

Tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt không có đèn tín hiệu, rào chắn và chuông báo hiệu, người tham gia giao thông đường bộ phải quan sát cả hai phía, khi thấy chắc chắn không có phương tiện đường sắt đang đi tới mới được đi qua, nếu thấy có phương tiện đường sắt đang đi tới thì phải dừng lại và giữ khoảng cách tối thiểu 5 mét tính từ ray gần nhất và chỉ khi phương tiện đường sắt đã đi qua mới được đi.

 
 

Khi phương tiện tham gia giao thông đường bộ bị hư hỏng tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt hoặc trong phạm vi an toàn đường sắt thì người điều khiển phương tiện phải bằng mọi cách nhanh nhất đặt báo hiệu trên đường sắt cách tối thiểu 500 mét về hai phía để báo cho người điều khiển phương tiện đường sắt và tìm cách báo cho người quản lý đường sắt, nhà ga nơi gần nhất, đồng thời phải bằng mọi biện pháp nhanh chóng đưa phương tiện ra khỏi phạm vi an toàn đường sắt. Những người có mặt tại nơi phương tiện tham gia giao thông đường bộ bị hư hỏng trên đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt có trách nhiệm giúp đỡ người điều khiển phương tiện đưa phương tiện ra khỏi phạm vi an toàn đường sắt.

 

 

2. Quy định về từng loại xe khi đi làm nhiệm vụ khẩn cấp và tín hiệu

Pháp luật quy định cụ thể như sau:

- Xe quân sự đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, gồm; các xe quân sự đi làm nhiệm vụ chỉ huy chữ cháy, chỉ huy cứu hộ, cứu nạn, chỉ huy tác chiến, thông tin làm nhiệm vụ hỏa tốc, chỉ huy đoàn hành quân, xe làm nhiệm vụ kiểm soát quân sự, kiểm tra xe quân sự, bảo vệ đoàn; xe thực hiện nhiệm vụ bắt, khám xét hoặc thiện hiện các hoạt động điều tra, dẫn giải tội phạm, tham gia phòng, chống khủng bố. Tín hiệu của xe quân sự đi làm nhiệm vụ khẩn cấp là xe ô tô, xe mô tô có đèn quay hoặc đèn chớp phát sáng màu đỏ gắn trên nóc xe (đối với xe ô tô) và ở càng xe (đối với xe mô tô) hoặc phía sau xe mô tô, cờ hiệu Quân sự cắm ở đầu xe phía bên trái người lái xe ô tô và đầu xe mô tô; có còi tín hiệu ưu tiên.

- Xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp gồm: các xe đi thực hiện nhiệm vụ bắt, khám xét hoặc tiến hành các hoạt động điều tra, dẫn giải người phạm tôi, chống biểu tình, bạo loạn, giải tán đám đông gây rối trật tự công cộng, xe làm nhiệm vụ tuần tra kiểm soát giao thông, chỉ huy tác chiến chống khủng bố, thông tin làm nhiệm vụ hỏa tốc, chỉ huy đoàn hành quân. Tín hiệu của xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp là xe ô tô, xe mô tô có quèn quay hoặc đèn chớp phát sáng có màu xanh hoặc đỏ gắn trên nóc xe ô tô và gắn trên càng xe ở phía trước hoặc phía sau xe mô tô và cờ hiệu Công an được cắm ở đầu xe phía bên trái người lái ô tô, ở đầu xe mô tô; có còi phát tín hiệu ưu tiên.

 

- Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu là xe đang chở bệnh nhân cấp cứu hoặc đi đón bệnh nhân cấp cứu. Tín hiệu của xe cứu thương có đèn quay hoặc đèn chớp phát sáng màu đỏ gắn trên nóc xe; có còi tín hiệu phát ưu tiên.

- Xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp là xe đi thi hành các biện pháp đặc biệt khi có tình trạng đe dọa nghiêm trọng an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội hoặc khi có thảm họa lớn, dịch bệnh nguy hiểm.

- Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ có đèn quay hoặc đèn chớp phát sáng màu đỏ hoặc xanh gắn trên nóc xe, có còi phát tín hiệu ưu tiên.

- Xe Cảnh sát giao thông dẫn đường là xe ô tô và xe mô tô, có tín hiệu là đèn quay hoặc đèn chớp phát sáng màu xanh

- Đỏ gắn trên nóc xe ô tô và màu xanh hoặc đỏ gắn ở càng xe phía trước hoặc phía sau; cờ Công cắm ở đầu xe, bên trái người lái xe ô tô và cắm ở đầu xe mô tô; có còi phát tín hiệu ưu tiên.

- Xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật phải có tín hiệu là cờ hiệu "HỘ ĐÊ" cắm ở đầu xe phía bên trái người lái. Xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật thực hiện như sau:

 Xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh có biển hiệu riêng

Xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật có cờ hiệu "TÌNH TRẠNG KHẨN CẤP" cắm ở đầu xe phía bên trái người lái.

 

3. Quy định xử phạt đối với hành vi không nhường đường cho xe ưu tiên

Chính phủ quy định cụ thể tín hiệu của xe ưu tiên. Khi có tín hiệu của xe ưu tiên, mọi người tham gia giao thông phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường. Không được gây cản trở xe được quyền ưu tiên.

 

* Mức phạt hành chính:

Theo nghị định 100 năm 2019, xe phạm lỗi không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ sẽ bị xử phạt theo mức sau:

- Đối với ô tô: Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP

 Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau;

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điều kiện an toàn ( sửa đổi bổ sung tại điểm K khoản 34 điều 2 NĐ 123/2021/NĐCP).

- Đối với xe máy: Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ( sửa đổi bổ sung tại điểm K khoản 34 điều 2 NĐ 123/2021/NĐCP) cụ thể mức phạt như sau: Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

 Không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điều kiện an toàn; không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau;...

 Xe không được quyền ưu tiên lắp đặt, sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên;

Ngoài ra người điều kiển phương tiện còn có thể bị:  Tước GPLX từ 01 - 03 tháng; Tước GPLX từ 02 - 04 tháng (nếu gây tai nạn giao thông)

- Đối với xe Máy kéo, xe máy chuyên dùng: Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, cụ thể mức phạt như sau: Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi Không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau.

Ngoài ra người điều khiển phương tiện còn có thể bị: Tước GPLX, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ từ 01 - 03 tháng; Tước GPLX, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ từ 02 - 04 tháng.

 

- Đối với xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác: vi phạm quy tắc giao thông đường bộ Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi Không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo