Không làm chủ tốc độ gây tai nạn giao thông bị phạt bao nhiêu ?

Không làm chủ tốc độ gây tai nạn giao thông bị phạt bao nhiêu ? Cùng ACC tìm hiểu ngay sau đây bạn nhé !

Car Accident. Damaged Autos Angry Scared Men. Businessmen Vector Character And Crashed Cars

Tai nạn giao thông

1.  An toàn giao thông là gì ?

An toàn giao thông được hiểu là người lái xe an toàn khi tham gia giao thông đường bộ. Khi tham gia giao thông, người cầm lái các phương tiện di chuyển cần tuân thủ luật giao thông để bảo đảm an toàn giao thông. Hiện nay, đất nước ta xảy ra rất nhiều vụ tai nạn thương liên quan đến giao thông. Vì vậy, nhà nước luôn rất chú tâm về vấn đề an toàn giao thông khi lái xe.

2. Nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông

  • Hệ thống đường bộ nhiều nơi xuống cấp dẫn đến có nhiều hố gà dễ gây tai nạn giao thông.
  • Nhiều người chưa thật sự có kiến thức, kỹ năng khi tham gia giao thông.
  • Sự phân bố không hợp lý của hệ thống biển báo giao thông.
  • Ý thức chấp hành luật giao thông của người dân còn kém.
  • Các hình phạt về vi phạm luật giao thông còn quá nhẹ nên nhiều người không sợ.

3. Trách nhiệm của người tham gia giao thông

  • Tự giác chấp hành các quy định của pháp luật hiện hành (các quy định của pháp luật về trật tự; an toàn giao thông).
  • Các quy phạm pháp luật về an toàn giao thông bao gồm những quy định buộc người tham gia giao thông phải thực hiện, yêu cầu thực hiện đúng,… và những chế tài bị áp dụng nếu không chấp hành đúng, tuân theo quy định đó. Người dân phải thể hiện trách nhiệm của mình khi tham gia giao thông thông qua việc tự giác thực hiện nghĩa là không bị tác động xung quanh ép buộc và tự mình chấp hành đúng những quy định của pháp luật về an toàn giao thông.
  • Chấp hành nghiêm các hiệu lệnh; hướng dẫn của người điều khiên giao thông: Bất kể là người tham gia giao thông ngồi trên xe hay trực tiếp điều khiển phương tiện giao thông trên đường thì cũng cần chấp hành nghiêm các hiệu lệnh của người điều khiển giao thông
  • Chấp hành nghiêm hiệu lệnh; hướng dẫn của người kiểm soát giao thông: những người kiểm soát giao thông được giao nhiệm vụ trong lĩnh vực giao thông.

Do đó, họ có những quyền năng nhất định buộc người tham gia giao thông phải chấp hành theo hiệu lệnh; hướng dẫn của họ đưa ra. Trong một số trường hợp; người tham gia giao thông có thể khiếu nại hay khởi kiện quyết định hành chính; nếu xét thấy rằng họ đang xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của chính bản thân mình.

4. Không làm chủ tốc độ gây tai nạn giao thông bị phạt bao nhiêu ?

a. Không làm chủ tốc độ là như thế nào ?

Lỗi là dấu hiệu thuộc mặt chủ quan của tội phạm phản ánh chủ thể đã lựa chọn thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội khi có đủ điều kiện lựa chọn thực hiện hành vi khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội.

Lỗi không làm chủ tốc độ là lỗi phổ biến đối với những người điều khiển xe máy và xe ô tô trên đường. Việc chạy quá tốc độ là rất nguy hiểm không chỉ đối với người điều khiển phương tiện mà còn đối với những người tham gia giao thông trên đường.

Đối với các trường hợp cụ thể pháp luật quy định tốc độ giới hạn cho phép chính là tốc độ được xác định để các tài xế điều khiển phương tiện ở tốc độ hợp lý; phù hợp với điều kiện giao thông, đủ khả năng để có thể xử lý được các tình huống nếu có bất thường xảy ra. Tuy nhiên người tham gia giao thông không chấp hành nghiêm và chạy xe vượt quá tốc độ là vượt quá giới hạn cho phép theo quy định của pháp luật khi điều khiển các phương tiện tham gia giao thông trên đường.

b. Quy định pháp luật về không làm chủ tốc độ

Hiện nay pháp luật quy định rất rõ ràng và chi tiết về tốc độ khi tham gia giao thông của các phương tiện. Cụ thể:

Thứ nhất: Tốc độ tối đa cho phép tham gia giao thông trên đường bộ trong khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc)  đối với xe ô tô, máy kéo, xe mô tô:

+ Trên đường đôi (có dải phân cách giữa), đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên không quá 60 km/h;

+ Trên đường hai chiều không có dải phân cách giữa, đường một chiều có 1 làn xe cơ giới không quá 50km/h.

Thứ hai: Tốc độ tối đa cho phép tham gia giao thông trên đường bộ ngoài khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc) đối với xe ô tô con, xe ô tô chở người đến 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải đến 3,5 tấn:

+ Trên đường đôi (có dải phân cách giữa), đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên không quá 90 km/h;

+ Trên đường hai chiều không có dải phân cách giữa; đường một chiều có 1 làn xe cơ giới không quá 80 km/h.

Thứ ba: Tốc độ tối đa cho phép tham gia giao thông trên đường bộ ngoài khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc) đối với xe ô tô chở người trên 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải trên 3,5 tấn:

+ Trên đường đôi (có dải phân cách giữa); đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên không quá 80 km/h;

+ Trên đường hai chiều không có dải phân cách giữa; đường một chiều có 1 làn xe cơ giới không quá 70 km/h.

Thứ tư: Tốc độ tối đa cho phép tham gia giao thông trên đường bộ ngoài khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc) đối với xe ô tô buýt; ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc; ô tô chuyên dùng; xe mô tô:

+ Trên đường đôi (có dải phân cách giữa); đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên không quá 70 km/h;

+ Trên đường hai chiều không có dải phân cách giữa; đường một chiều có 1 làn xe cơ giới không quá 60 km/h.

Thứ năm: Tốc độ tối đa cho phép tham gia giao thông trên đường bộ ngoài khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc) đối với xe ô tô kéo rơ moóc; ô tô kéo xe khác:

+ Trên đường đôi (có dải phân cách giữa); đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên không quá 60 km/h;

+ Trên đường hai chiều không có dải phân cách giữa; đường một chiều có 1 làn xe cơ giới không quá 50 km/h.

Thứ sáu: Tốc độ tối đa cho phép tham gia giao thông trên đường bộ (trừ đường cao tốc) đối với xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự không quá 40 km/h.

Tốc độ khai thác tối đa cho phép trên đường cao tốc không vượt quá 120 km/h; trường hợp vượt quá 120 km/h do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

c. Hình phạt đối với không làm chủ tốc độ

Với người điều khiển xe máy, căn cứ theo quy định tại khoản 7 điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ quy định đối với hành vi không làm chủ tốc độ gây tai nạn như sau:

“ 7. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h;

b) Không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông; đi vào đường cao tốc, dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe, lùi xe, tránh xe, vượt xe, chuyển hướng, chuyển làn đường không đúng quy định gây tai nạn giao thông; không đi đúng phần đường, làn đường, không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông hoặc đi vào đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 8 Điều này;

c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở”.

Do đó, đối với hành vi không làm chủ tốc độ gây tai nạn có thể bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe có hành vi vi phạm.

Trên đây là những nội dung về Không làm chủ tốc độ gây tai nạn giao thông bị phạt bao nhiêu ? do Công ty Luật ACC cung cấp kiến thức đến khác hàng. ACC hy vọng bài viết này sẽ là nguồn thông tin hữu ích gửi đến quý bạn đọc !

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo