Trách nhiệm chính của bồi thường thiệt hại là trách nhiệm vật chất bên cạnh một số trường hợp khác chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tinh thần. Vậy trong trường hợp nào thì không có tiền bồi thường thiệt hại, và phải giải quyết như thế nào?
Bồi thường thiệt hại là một trong những chế định quan trọng của bộ luật dân sự hiện hành để nhằm bù đắp một phần thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra dựa trên thiệt hại thực tế. Song, việc tranh chấp về vấn đề này không phải không có bởi các bên muốn bảo vệ quyền lợi của mình. Do vậy, trong bài viết dưới đây, để nhằm bảo vệ quyền lợi cho quý khách hàng thì chúng tôi sẽ giải đáp thông tin về không có tiền bồi thường thiệt hại phải làm như thế nào?
Bồi thường thiệt hại có thể là bằng vật chất hoặc tinh thần
1. Thế nào là bồi thường thiệt hại?
Bồi thường thiệt hại là hình thức trách nhiệm dân sự được lập ra nhằm mục đích buộc bên có hành vi gây ra thiệt hại phải khắc phục hậu quả bằng cách bù đắp, đền bù tổn thất về vật chất và tổn thất về tinh thần cho bên bị thiệt hại.
Việc quy định bồi thường thiệt hại nhằm mục đích là khắc phục và đền bù những tổn thất mà người bị thiệt hại phải gánh chịu từ hành vi gây thiệt hại cũng như có sự kiện tài sản gây ra thiệt hại. Bồi thường thiệt hại là cơ sở nhằm duy trì trật tự xã hội, đảm bảo cho lẽ công bằng trong mọi lĩnh vực của đời sống.
Nếu không bồi thường thiệt hại thì sẽ áp dụng những hình thức xử phạt nhất định nhưng việc không có khả năng bồi thường thiệt hại thì lại là quy định khác
2. Không có tiền bồi thường thiệt hại phải làm như thế nào?
Một trong những nguyên tắc cơ bản về bồi thường thiệt hại thì Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình. Như vậy, nếu đã bị bồi thường thiệt hại thì phải thực hiện trừ các bên thỏa thuận khác. Nếu không có tiền bồi thường thiệt hại thì áp dụng quy định tại Điều 586, Bộ luật dân sự năm 2015 về năng lực bồi thường thiệt hại của cá nhân:
- Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.
- Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 của Bộ luật này.
- Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.
- Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.
Như vậy, nếu không có tiền bồi thường thiệt hại thì phải do người giám hộ hợp pháp, bố mẹ thực hiện thay mà mặc nhiên không được miễn trách nhiệm.
Hy vọng toàn bộ thông tin trên đây của chúng tôi sẽ giải đáp những thắc mắc của quý khách hàng liên quan đến Không có tiền bồi thường thiệt hại phải làm như thế nào? Dân sự là một trong những lĩnh vực rộng lớn mà không phải lúc nào cũng bảo vệ tốt quyền lợi của mình nếu không nắm rõ, hiểu các quy định của pháp luật. Do đó, quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi để được giải đáp thắc mắc của mình từ đội ngũ chuyên viên, tư vấn pháp lý có kinh nghiệm. Thông tin liên lạc qua:
- Hotline tư vấn pháp lý: 1900.3330
- Zalo: 084.696.7979
- Mail: [email protected]
Nội dung bài viết:
Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!