Không có giấy phép kinh doanh bị phạt như thế nào?

Tùy theo từng ngành nghề hoạt động đã đăng ký mà mỗi doanh nghiệp hay hộ kinh doanh đều cần có giấy phép kinh doanh thì mới được phép hoạt động kinh doanh ngành nghề đó. Đây là quy định pháp lý không phải đơn vị kinh doanh nào cũng nắm rõ, từ đó dẫn đến việc nhiều đơn vị bị phạt khi không có giấy phép kinh doanh.  Do vậy, Công ty Luật ACC xin đưa ra những thông tin chia sẻ cơ bản về vấn đề này như sau: 

Không có giấy phép kinh doanh bị phạt như thế nào
Không có giấy phép kinh doanh bị phạt như thế nào

 1.Giấy phép kinh doanh là gì? 

Giấy phép kinh doanh (GPKD) được hiểu là loại giấy được cấp cho các doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề có điều kiện quy định tại Phụ lục IV Luật Đầu tư 2020, loại giấy này thông thường được cấp sau Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Nhiều đơn vị kinh doanh nhầm lẫn giấy phép kinh doanh với giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Về bản chất, hai loại giấy tờ này khác hoàn toàn. Có thể hiểu đơn giản, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là xác lập việc đi đăng ký còn giấy phép kinh doanh là việc đi xin phép và đảm bảo việc kinh doanh hợp pháp trước pháp luật. Tuy nhiên, hai loại giấy tờ đều là những giấy tờ bắt buộc phải có đối với những doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề có điều kiện. 

Giấy phép kinh doanh là điều kiện cần và đủ để cho một đơn vị kinh doanh một ngành nghề có điều kiện nhất định được phép hoạt động kinh doanh hợp pháp.

Giấy phép kinh doanh là chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc đơn vị đó kinh doanh hợp pháp và là cơ sở giúp cho cơ quan nhà nước quản lý trật tự xã hội về điều kiện kinh doanh được dễ dàng hơn.

Do vậy, giấy phép kinh doanh được coi là bắt buộc đối với những đơn vị kinh doanh ngành nghề có điều kiện. Và nếu những cơ sở này không có giấy phép kinh doanh thì sẽ phải chịu phạt theo quy định của pháp luật. 

 2.Ý nghĩa của việc có giấy phép kinh doanh. 

Thứ nhất, doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh sẽ đảm bảo được tính hợp pháp khi kinh doanh. 

Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ được nhà nước cho phép và bảo vệ trước pháp luật. Đây là bước đầu tiên mà bất kỳ doanh nghiệp nào muốn được pháp luật công nhận và bảo vệ cũng cần phải làm. Khi doanh nghiệp kinh doanh những hàng hóa, dịch vụ có điều kiện mà không có giấy phép kinh doanh sẽ không được coi là hoạt động hợp pháp, khi xảy ra tranh chấp sẽ không được pháp luật bảo vệ và thậm chí bị phạt hành chính vì hành vi không có giấy phép kinh doanh này. 

Thứ hai, khi giao dịch, những doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh mới có thể xuất hóa đơn hợp lệ. 

Theo Thông tư 39/2014/TT-BTC quy định về một số hóa đơn sử dụng trong việc kinh doanh như hóa đơn giá trị gia tăng, hóa đơn bán hàng, hóa đơn xuất khẩu và một số loại hóa đơn thông thường khác. Trong đó, loại hóa đơn có quan trọng và cần thiết nhất trong hoạt động của các doanh nghiệp là hóa đơn giá trị gia tăng (có thể gọi hóa đơn đỏ.)

Hóa đơn đỏ dành cho các đối tượng khai và tính thuế theo phương pháp khấu trừ trong các hoạt động mua bán nội địa, vận tải quốc tế và xuất khẩu. Và chỉ những đối tượng đã có giấy phép kinh doanh mới được thực hiện việc xuất hóa đơn đỏ. 

Thứ ba, giấy phép kinh doanh chính là phương pháp hữu hiệu để các doanh nghiệp khẳng định được chất lượng hàng hóa, dịch vụ, quy mô, từ đó lấy được niềm tin từ khách hàng.

Hiện nay, người tiêu dùng đã quen với việc các doanh nghiệp phải có giấy chứng nhận đạt yêu cầu về hàng hóa, dịch vụ. Do vậy, nếu doanh nghiệp không có giấy phép kinh doanh sẽ vô tình khiến người tiêu dùng nghĩ rằng đây là việc kinh doanh phi pháp hoặc buôn bán hàng kém chất lượng. Hơn nữa, đối với những khách hàng có hiểu biết rõ về pháp lý, chắc chắn sẽ không giao dịch với những doanh nghiệp/công ty không đủ điều kiện kinh doanh vì không có giấy phép kinh doanh. 

Thứ tư, việc có giấy phép kinh doanh sẽ giúp các doanh nghiệp dễ dàng mở rộng, thuận lợi trong giao dịch và có cơ hội hợp tác với những đơn vị doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực. 

Việc một doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh nghĩa là đã có tư cách pháp lý rõ ràng và hoạt động kinh doanh được hợp thức hóa, từ đó giúp mọi công tác giao dịch của công ty/ doanh nghiệp dễ dàng hơn.

Giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp cũng sẽ tạo được niềm tin từ các công ty/ doanh nghiệp lớn, từ đó mở rộng những cơ hội phát triển quy mô cũng như mở rộng thị trường sang những khu vực, lĩnh vực khác. 

Thứ năm, khi doanh nghiệp đã có đầy đủ điều kiện pháp lý, trong đó có giấy phép kinh doanh thì sẽ được hưởng nhiều ưu đãi từ Chính Phủ

Những ưu đãi lớn có thể kể đến từ Chính phủ như: Vay vốn, khấu trừ thuế, và các hỗ trợ khác sẽ được Nhà nước bảo vệ và đảm bảo. Đây không phải là lợi ích mà doanh nghiệp/công ty nào cũng được nhận, nhưng chắc chắn cơ hội sẽ dành phần nhiều cho những doanh nghiệp đầy đủ giấy tờ hợp pháp trước pháp luật. 

Cuối cùng, nhìn lại những lợi ích trên thì việc có giấy phép kinh doanh thực sự giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí trong nhiều hoạt động kinh doanh. 

Hoạt động kinh doanh của công ty/ doanh nghiệp sẽ thuận lợi hơn trong những khâu ký kết hợp đồng hay làm những thủ tục với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Việc có giấy phép kinh doanh kịp thời cũng giúp công ty/ doanh nghiệp có thêm nhiều thời gian để xây dựng, phát triển ngành nghề kinh doanh mà không phải lo về mặt pháp lý, cũng không phải lo ngại trong trường hợp bị cơ quan chức năng thanh tra, kiểm tra về điều kiện kinh doanh. 

Doanh nghiệp sẽ có đủ tiềm lực, thế mạnh cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, giữ vững được thị trường kinh doanh của mình. Hơn nữa, doanh nghiệp cũng sẽ tận dụng được lợi thế và nắm bắt được xu hướng đầu tư kinh doanh tốt nhất. Nếu không có giấy phép kinh doanh thì sẽ dẫn đến việc chậm trễ, thời gian kéo dài khiến khả năng cạnh tranh thấp, giảm sút doanh thu.

Do vậy, có thể thấy được nhiều lợi ích mà việc trang bị đầy đủ giấy phép kinh doanh mang lại cho doanh nghiệp. Nhưng nếu những doanh nghiệp này vẫn để tình trạng không có giấy phép kinh doanh kéo dài thì sẽ bị phạt như thế nào? Sau đây Công ty Luật ACC sẽ giải đáp thắc mắc này.

 3.Cửa hàng không có giấy phép kinh doanh có bị phạt không? 

Một cửa hàng kinh doanh những ngành nghề thuộc vào danh mục các ngành nghề có điều kiện quy định tại Phụ lục IV Luật Đầu tư 2020 mà không đi xin giấy phép kinh doanh cũng như khi cơ quan chức năng kiểm tra mà không có giấy phép kinh doanh thì sẽ bị phạt theo quy định tại điều 8 Nghị định 124/2015 như sau:

- Đối với những cửa hàng kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có điều kiện mà không có giấy phép kinh doanh hoặc sử dụng giấy phép kinh doanh đã hết hiệu lực hoặc sử dụng giấy phép kinh doanh của thương nhân khác để kinh doanh thì sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. 

- Đối với trường hợp cửa hàng không có giấy phép kinh doanh do bị cơ quan quản lý có thẩm quyền đình chỉ hoạt động, tước quyền sử dụng hoặc thu hồi Giấy phép kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh mà vẫn cố tình tiếp tục hoạt động thì sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.

- Đặc biệt, nếu những cửa hàng vi phạm vào hai trường hợp trên mà kinh doanh các loại mặt hàng như đối tượng của sản xuất công nghiệp hoặc kinh doanh phân phối, bán buôn sản phẩm rượu, sản phẩm thuốc lá và nguyên liệu thuốc lá thì sẽ bị phạt tiền gấp hai lần so với mức phạt trên. 

Ví dụ như nếu một cửa hàng không có giấy phép kinh doanh mà kinh doanh sản phẩm thuốc lá hoặc rượu thì sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 cho hành vi này. 

Ngoài ra, những đơn vị kinh doanh đã có giấy phép nhưng vẫn thực hiện các hành vi sau cũng sẽ bị phạt theo quy định của pháp luật: 

- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi tự viết thêm, tẩy xóa, sửa chữa nội dung ghi trong Giấy phép kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh.

- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

+ Cho thuê, cho mượn, cầm cố, thế chấp, bán, chuyển nhượng Giấy phép kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh;

+ Thuê, mượn, nhận cầm cố, nhận thế chấp, mua, nhận chuyển nhượng Giấy phép kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh.

- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh không đúng phạm vi, đối tượng, quy mô, thời gian, địa bàn, địa điểm, mặt hàng ghi trong Giấy phép kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh được cấp.

- Thậm chí, tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi như cho thuê, cho mượn, cầm cố, thế chấp, bán, chuyển nhượng giấy phép kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh hoặc kinh doanh không đúng phạm vi, đối tượng, quy mô, thời gian, địa bàn, địa điểm, mặt hàng ghi trong giấy phép kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh được cấp và vi phạm trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.

Trên đây là tư vấn của Công ty Luật ACC chúng tôi về vấn đề “không có giấy phép kinh doanh” cũng như “cửa hàng không có giấy phép kinh doanh”. Như vậy, các đơn vị khi bắt đầu kinh doanh cần lưu ý về loại hàng hóa, dịch vụ của mình để thực hiện đầy đủ các thủ tục quy định, đặc biệt là việc xin giấy phép kinh doanh. Ngoài ra, Công ty Luật ACC có dịch vụ tư vấn về đăng ký doanh nghiệp và tư vấn xin giấy phép kinh doanh, quý khách quan tâm có thể để lại thông tin để các chuyên viên có thể hỗ trợ chi tiết và cụ thể nhất. Xin chân thành cảm ơn.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (202 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo