Không có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm phạt bao nhiêu?

Pháp luật quy định các cơ sở kinh doanh, sản xuất thực phẩm phải có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Vậy nếu không có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm phạt bao nhiêu, cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Không có Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm
Không có Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm

1. Không có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm phạt bao nhiêu?

Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm là một giấy tờ pháp lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho các cơ sở, tổ chức kinh doanh, sản xuất thực phẩm để bắt buộc họ bảo đảm để thực phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người. Vậy không có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?

Như vậy, nếu như các cơ quan, tổ chức sản xuất kinh doanh đó thuộc trường hợp phải xin giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm nhưng không có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm thì sẽ có một chế tài hợp lý đối với hành vi này và chế tài đó được gọi là xử phạt với hành vi không thực hiện đúng những gì Luật an toàn thực phẩm đã quy định.

2. Tại sao lại xử phạt đối với hành vi không có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm?

Việc xử phạt chỉ đặt ra đối với những trường hợp phải xin cấp giấy chứng nhận nhưng chủ cơ sở kinh doanh không có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm tức là không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình, hoặc không biết, hoặc biết nhưng không làm. Vì vậy, Luật an toàn thực phẩm nói chung và Nghị định quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực thực phẩm nói riêng phải đặt ra chế tài xử phạt bởi những lý do sau:

  • Bảo đảm quyền lợi của người tiêu dùng trong cuộc sống bởi an toàn thực phẩm là vấn đề sống còn đối với con người. Thực phẩm sạch thì con người có môi trường trong lành để phát triển và hạn chế bệnh tật. Ngược lại, thực phẩm bẩn, không đạt chất lượng thì lại tạo ra mối nguy đối với sức khỏe con người và gây cản trở đến sự phát triển của xã hội.
  • Nâng cao tính trách nhiệm trong sản xuất và kinh doanh của những cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Với vai trò là những người tạo ra thực phẩm, bán hàng hóa trên thì trường thì đồng nghĩa với việc họ phải có trách nhiệm đối với hành vi của chính mình, thu lợi nhuận từ người tiêu dùng thì phải đảm bảo cho họ chất lượng thực phẩm như một phần của việc có cho đi và được nhận lại.
  • Nâng cao vai trò của Nhà nước trong việc quản lý xã hội, bảo vệ quyền con người, quyền công dân và tạo môi trường trong lành để cùng nhau phát triển, đi lên.

Chính vì vậy, việc đặt ra quy định về xử phạt đối với hành vi không có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm là hết sức cần thiết.

3. Nếu không có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm thực phẩm thì bị phạt thế nào?

Hiện nay, hình phạt về việc không có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm được quy định tại Nghị định 115/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính về An toàn thực phẩm. Theo đó, Điều 18 quy định về mức phạt khi không có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm bao gồm:

  • Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật và vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
  • Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà không có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
  • Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo lộ trình quy định của pháp luật.
  • Biện pháp khắc phục hậu quả không có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm:
  • Buộc thu hồi thực phẩm đối với vi phạm quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này
  • Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm đối với vi phạm quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này.

Như vậy, tùy theo từng hành vi vi phạm và mức độ vi phạm do không có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm sẽ có mức phạt cụ thể khác nhau và biện pháp xử phạt bổ sung hay khắc phục hậu quả.

Trên đây là bài tư vấn của ACC về lý do đưa ra quy định về xử phạt khi không có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm và mức phạt cụ thể cho từng hành vi vi phạm? Nếu các bạn quan tâm đến các vấn đề liên quan đến giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm và cần được tư vấn, thì hãy liên hệ với chúng tôi để nhận được những giải đáp tốt nhất!

Hơn nữa, công ty Luật ACC chuyên hỗ trợ khách hàng xin giấy chứng nhận an toàn thực phẩm trong thời gian nhanh nhất và chi phí hợp lý nhất. Hãy liên hệ với chúng tôi để không bị xử phạt không có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm nữa nhé.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (540 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo