Án phí dân sự không có giá ngạch là gì?

Án phí là khoản chi phí về xét xử một vụ án mà đương sự phải nộp trong mỗi vụ án do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Án phí bao gồm án phí hình sự, án phí dân sự và án phí hành chính. Vậy án phí dân sự có giá ngạch trong vụ án dân sự là gì? Án phí dân sự không có giá ngạch là gì? Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây.

Quy Dinh An Phi 2112134313

Án phí dân sự không có giá ngạch là gì?

1. Án phí dân sự không có giá ngạch là gì?

- Theo khoản 2 Điều 24 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14, Vụ án dân sự không có giá ngạch là vụ án mà trong đó yêu cầu của đương sự không phải là một số tiền hoặc không thể xác định được giá trị bằng một số tiền cụ thể.

Ví dụ: Trong một vụ án ly hôn chị A và anh B chỉ yêu cầu Tòa án giải quyết về vấn đề ly hôn mà không yêu cầu Tòa án giải quyết về vấn đề tài sản.

Điểm khác biệt giữa vụ án dân sự có giá ngạch và vụ án dân sự không có giá ngạch là trong vụ án dân sự có giá ngạch thì đương sự yêu cầu Tòa án giải quyết vấn đề về tài sản, còn trong vụ án dân sự không có giá ngạch thì đương sự không có yêu cầu Tòa án giải quyết vấn đề về tài sản.

2. Thời hạn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí trong vụ án dân sự

2.1. Thời hạn nộp tiền tạm ứng án phí dân sự

– Sau khi Tòa án nhận đầy đủ hồ sơ nguyên đơn trong vụ án dân sự thì trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện. Sau 05 ngày làm việc thì thẩm phán được phân công phải xem xét đơn khởi kiện nếu đơn khởi kiện. Nếu đơn khởi kiện đúng theo quy định của pháp luật và hồ sơ đầy đủ thì Tòa án sẽ thông báo cho người khởi kiện để họ đến Tào án nộp tiền tạm ứng án phí.

– Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm, nguyên đơn, bị đơn có yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí, trừ trường hợp có lý do chính đáng.

– Nếu đương sự yêu cầu xét xử phúc thẩm thì rong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án cấp sơ thẩm về việc nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm, người kháng cáo phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án cấp sơ thẩm biên lai nộp tiền tạm ứng án phí, trừ trường hợp có lý do chính đáng.

2.2. Thời hạn nộp tiền án phí

– Tại khoản 5 Điều 17 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 có quy định người có nghĩa vụ nộp tiền án phí, lệ phí Tòa án phải nộp tiền án phí, lệ phí Tòa án khi bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

– Có thể thấy về thời hạn để nộp tiền án phí không được pháp luật quy định rõ ràng như thời hạn nộp tiền tạm ứng án phí. Bản án dân sự sơ thẩm của Tòa án sẽ có hiệu lực pháp sau 15 ngày kể từ ngày ra bản án, mà không kháng cáo của đương sự. Sau thời điểm này người có nghĩa vụ nộp án phí mới phải thực hiện việc nộp tiền án phí.

3. Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí và tiền án phí dân sự sơ thẩm

3.1. Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm

– Nguyên đơn, bị đơn có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập trong vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động phải nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm, trừ trường hợp không phải nộp tiền tạm ứng án phí quy định tại Điều 11 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14

– Trong trường hợp vụ án có nhiều nguyên đơn mà mỗi nguyên đơn có yêu cầu độc lập thì mỗi nguyên đơn phải nộp tiền tạm ứng án phí theo yêu cầu riêng của mỗi người. Trường hợp các nguyên đơn cùng chung một yêu cầu thì các nguyên đơn phải nộp chung tiền tạm ứng án phí.

– Trường hợp vụ án có nhiều bị đơn mà mỗi bị đơn có yêu cầu phản tố độc lập thì mỗi bị đơn phải nộp tiền tạm ứng án phí theo yêu cầu riêng của mỗi người. Trường hợp các bị đơn cùng chung một yêu cầu phản tố thì các bị đơn phải nộp chung tiền tạm ứng án phí.

– Trường hợp vụ án có nhiều người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập thì mỗi người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải nộp tiền tạm ứng án phí theo yêu cầu riêng của mỗi người. Trường hợp những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cùng chung một yêu cầu độc lập thì họ phải nộp chung tiền tạm ứng án phí.

– Trường hợp đình chỉ việc dân sự và thụ lý vụ án để giải quyết theo quy định tại khoản 5 Điều 397 của Bộ luật tố tụng dân sự thì Tòa án phải yêu cầu đương sự nộp tiền tạm ứng án phí dân sự giải quyết vụ án theo thủ tục chung.

3.1. Nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm

– Đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với yêu cầu của họ không được Tòa án chấp nhận, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải chịu án phí sơ thẩm.

– Bị đơn phải chịu toàn bộ án phí dân sự sơ thẩm trong trường hợp toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn được Tòa án chấp nhận. Nguyên đơn phải chịu toàn bộ án phí dân sự sơ thẩm trong trường hợp toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn không được Tòa án chấp nhận.

– Nguyên đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm tương ứng với phần yêu cầu không được Tòa án chấp nhận. Bị đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm tương ứng với phần yêu cầu của nguyên đơn đối với bị đơn được Tòa án chấp nhận.

– Bị đơn có yêu cầu phản tố phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với phần yêu cầu phản tố không được Tòa án chấp nhận. Nguyên đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo phần yêu cầu phản tố của bị đơn được Tòa án chấp nhận.

– Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo phần yêu cầu độc lập không được Tòa án chấp nhận. Người có nghĩa vụ đối với yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo phần yêu cầu độc lập được Tòa án chấp nhận.

– Các bên đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án trong trường hợp Tòa án tiến hành hòa giải trước khi mở phiên tòa thì phải chịu 50% mức án phí, kể cả đối với các vụ án không có giá ngạch.

– Trường hợp các bên đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa sơ thẩm thì các đương sự vẫn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như trường hợp xét xử vụ án đó. Trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa xét xử theo thủ tục rút gọn quy định tại khoản 3 Điều 320 của Bộ luật tố tụng dân sự thì các đương sự phải chịu 50% án phí giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn.

– Trong vụ án có người không phải chịu án phí hoặc được miễn nộp tiền án phí dân sự sơ thẩm thì những người khác vẫn phải chịu tiền án phí dân sự sơ thẩm theo quy định tại Điều này.

– Trường hợp vụ án bị tạm đình chỉ giải quyết thì nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm được quyết định khi vụ án được tiếp tục giải quyết theo quy định của pháp luật

– Nguyên đơn trong vụ án dân sự do cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện để bảo vệ quyền, lợi ích của người khác không phải chịu án phí dân sự sơ thẩm.

Trên đây là tư vấn của Luật ACC về vấn đề Án phí dân sự không có giá ngạch là gì?. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống về các Án phí dân sự không có giá ngạch. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; thủ tục tạm ngừng kinh doanh hay cách soạn thảo mẫu hồ sơ tạm ngừng kinh doanh…; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline của Công ty Luật ACC để được hỗ trợ kịp thời.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (280 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo