Khởi tố vụ án được quy định như thế nào?

Khởi tố vụ án được quy định như thế nào? Khởi tố vụ án khác khởi tố bị can ở đặc điểm nào? Mời quý khách hàng cùng theo dõi bài viết dưới đây của công ty Luật ACC để biết thông tin cụ thể về các thắc mắc trên.

image-27

1. Khởi tố là gì?

Khởi tố một khái niệm pháp lý được sử dụng trong pháp luật hình sự. Khái niệm khởi tố tuy không được định nghĩa bởi văn bản pháp luật nào, tuy nhiên qua những quy định về khởi tố và thực tế có thể hiểu khởi tố là giai đoạn đầu tiên trong tố tụng hình sự, trong giai đoạn này cơ quan tư pháp hình sự sẽ tiến hành điều tra và xác định các dấu hiệu của tội phạm trong việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Từ đó mà cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định về việc khởi tố hoặc không khởi tốvụ án hình sự đối với hành vi này.

Khởi tố hay khởi tố hình sự là giai đoạn tố tụng độc lập. Khởi tố bắt đầu từ thời điểm nhận được những thông tin đầu tiên về việc thực hiện hành vi phạm tội, tiếp đó là cơ quan có thẩm quyền tiến hành điều tra hành vi.  Kết thúc bằng quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự có liên quan tới hành vi đó.

Khởi tố bao gồm khởi tố vụ án và khởi tố bị can. Hai thuật ngữ này khác nhau và có thể rất nhiều người nhầm lẫn và không phân biệt được. Sự khác nhau của chúng được biểu hiện qua những khía cạnh sau:

– Đối tượng của khởi tố vụ án là hành vi có dấu hiệu phạm tội. Đối tượng của khởi tố bị an là người hoặc pháp nhân có hành vi phạm tội cụ thể.

– Thời điểm khởi tố vụ án là khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm, được cơ quan điều tra xác minh và có căn cứ khởi tố, sau khi khởi tố sẽ điều tra thêm chứng cứ.

Còn thời điểm khởi tố bị can là khi có đủ căn cứ để xác định một người hoặc pháp nhân đã thực hiện hành vi mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm thì Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can.

– Các giai đoạn giải quyết: đối với khởi tố vụ án gồm có 04 giai đoạn: Khởi tố; Điều tra; truy tố; xét xử. Còn đối với khởi tố bị can thì chỉ được thực hiện qua hai giai đoạn là điều tra và truy tố.

2. Khởi tố vụ án hình sự

2.1 Thời điểm khởi tố vụ án:

Khi xác định có dấu hiệu tội phạm do cá nhân, pháp nhân thực hiện thì cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình sự theo quy định (Khoản 1 Điều 432; Điều 143).

2.2 Căn cứ khởi tố vụ án:

Chỉ được khởi tố vụ án khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm dựa trên những căn cứ sau:

- Tố giác của cá nhân;

- Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân;

- Tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng;

- Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước;

- Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm;

- Người phạm tội tự thú.

(Điều 143).

2.3 Thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án

Bao gồm 04 cơ quan sau đây:

(1) Cơ quan điều tra quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với tất cả vụ việc có dấu hiệu tội phạm, trừ những vụ việc do cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát, Hội đồng xét xử đang thụ lý, giải quyết theo quy định;

(2) Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong các trường hợp theo quy định;

(3) Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong các trường hợp sau:

- Viện kiểm sát hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;

- Viện kiểm sát trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;

- Viện kiểm sát trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm hoặc theo yêu cầu khởi tố của Hội đồng xét xử.

(4) Hội đồng xét xử ra quyết định khởi tố hoặc yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự nếu qua việc xét xử tại phiên tòa mà phát hiện có việc bỏ lọt tội phạm.

(Điều 153).

Đặc biệt, chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 Bộ luật hình sự 2015 khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết (Khoản 1 Điều 155).

3. Khởi tố bị can

3.1 Thời điểm khởi tố bị can

Sau khi thực hiện khởi tố vụ án và có đủ căn cứ để xác định một người hoặc pháp nhân đã thực hiện hành vi mà Bộ luật hình sự 2015 quy định là tội phạm thì Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can (Khoản 1 Điều 179).

3.2 Căn cứ khởi tố bị can:

Cá nhân, pháp nhân thực hiện hành vi mà Bộ luật Hình sự 2015 quy định là tội phạm (Khoản 1 Điều 179).

3.3 Thẩm quyền ra quyết định khởi tố bị can

Bao gồm 03 cơ quan sau đây:

(1) Cơ quan điều tra (Khoản 1 Điều 179);

(2) Viện kiểm sát (Khoản 4 Điều 179):

- Trường hợp phát hiện có người đã thực hiện hành vi mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm chưa bị khởi tố thì Viện kiểm sát yêu cầu Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can hoặc trực tiếp ra quyết định khởi tố bị can nếu đã yêu cầu nhưng Cơ quan điều tra không thực hiện.- Sau khi nhận hồ sơ và kết luận điều tra nếu Viện kiểm sát phát hiện có người khác đã thực hiện hành vi mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm trong vụ án chưa bị khởi tố thì Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố bị can và trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra để điều tra bổ sung.

(3) Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra (Khoản 1 Điều 164).

Trên đây là toàn bộ nội dung trả lời cho câu hỏi Khởi tố vụ án mà chúng tôi cung cấp đến cho quý khách hàng. Nếu có bất kỳ vấn đề vướng mắc cần giải đáp cụ thể, hãy liên hệ với Công ty luật ACC để được hỗ trợ:

Hotline: 1900.3330
Zalo: 0846967979
Gmail: [email protected]
Website: accgroup.vn

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo