Khối lượng mở của trong phái sinh là gì?

1. Khối lượng mở là gì

Theo khoản 14 Điều 2 Nghị định 91/2020/NĐ-BTC quy định về chỉ tiêu an toàn tài chính và biện pháp xử lý đối với tổ chức kinh doanh chứng khoán không đáp ứng chỉ tiêu an toàn tài chính do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, khối lượng mở được quy định như sau:

Khối lượng mở của một chứng khoán phái sinh tại một thời điểm (sau đây gọi là khối lượng mở) là khối lượng chứng khoán phái sinh đang còn lưu hành tại thời điểm đó, chưa được thanh lý hoặc chưa được tất toán.”

Khoi Luong Mo Open Interest 1 1 Min

Khi một nhà giao dịch mở vị thế mua, luôn có một nhà giao dịch khác mở vị thế bán đối ứng và ngược lại. Do đó, tổng vị thế mua trên thị trường luôn bằng với tổng vị thế bán và con số này gọi là khối lượng mở.

Khối lượng mở của một hợp đồng tương lai là một con số được hiển thị công khai trên các dữ liệu thị trường, đôi với thị trường Việt Nam có thể dễ dàng tìm thấy số liệu này trên bảng giá chứng khoán phái sinh.

2. Tính toán khối lượng mở như thế nào

2.1. Mua người mua mới gặp người bán mới

Hãy bắt đầu từ thời điểm Hợp đồng tương lai chỉ số VN30 mới được phát hành, khi đó chưa có nhà giao dịch nào có vị thế. Giả sử, một nhà giao dịch A đặt lệnh mua 10 Hợp đồng tương lai chỉ số VN30, cùng với nhà giao dịch B cũng đặt lệnh bán 10 Hợp đồng tương lai chỉ số VN30 tương ứng để khớp với lệnh mua của nhà giao dịch A. Khi đó, A có vị thế mua 10 Hợp đồng tương lai chỉ số VN30 và B có vị thế bán 10 Hợp đồng tương lai chỉ số VN30, đồng nghĩa khối lượng mở hiện tại là 10.

Nhà giao dịch Mua Bán Vị thế
A (mới) +10 +10
B (cũ) -10 -10

Tổng khối lượng mở tăng lên 10 HĐ

2.2. Người mua mới gặp người bán cũ

Sang ngày thứ 2, một nhà giao dịch C mới thm gia bắt đầu đặt lệnh mua  6 hợp đồng và đối ứng với lệnh mua này là lệnh bán 6 hợp đòng của nhà giao dịch A. Khi đó, vị thế trên thị trường của các nhà đầu tư sẽ thay đổi như sau:

Nhà giao dịch Mua Bán Vị thế
A (cũ) +10 -6 +4
B (cũ) -10 -10
C (mới) +6 +6

Tổng khối lượng không đổi 10 HĐ, do việc mở các vị thế của nhà giao dịch C được đối ứng với vị thế đóng bớt của nhà đầu tư A.

2.3. Người mua cũ gặp người bán mới

Sang ngày thứ 3, nhà giao dịch B đặt lệnh mua 5 hợp đồng, đối ứng với đó, một nhà giao dịch D mới tham gia đặt lệnh bán 5 hợp đồng. Do nhà giao dịch B đã có vị thế bán 16 Hợp đồng, nên lệnh mua 5 hợp đồng này sẽ làm đóng bớt 5 vị thế bán trước đó, làm giảm vị thế của nhà giao dịch B chỉ còn là -11.

Lúc này, vị thế và khối lượng mở (open interest) sẽ thay đổi như sau:

Nhà giao dịch Mua Bán Vị thế
A (cũ) +10 -6 +4
B (cũ) +5 -10 -5
C (cũ) +6 +6
D (mới) -5 -5

Tổng khối lượng mở không đổi do bù trừ cho B và D

2.4. Người mua cũ gặp người bán cũ

Nhà giao dịch B cũ muốn mua 5 hợp đồng và khớp với 5 hợp đồng bán của nhà giao dịch C (cũ) thì số lượng hợp đồng mở lúc này giảm vê 5 so với các nhà đầu tư cũ đều bớt vị thế của mình.

Nhà giao dịch Mua Bán Vị thế
A (cũ) +10 -6 +4
B (cũ) +5 +5 -10 0
C (cũ) +6 -5 +1
D (cũ) -5 -5

Khối lượng mở về mức 5 HĐ.

Như vậy 4 trường hợp trên có ảnh hưởng đến khối lượng mở.

3. So sánh với khối lượng mở và khối lượng giao dịch

3.1. Khối lượng giao dịch là gì?

Khối lượng giao dịch hay còn được gọi là Volume trong chứng khoán. Volume sẽ được hiểu là tổng số cổ phiếu thực sự được giao dịch trong một khoảng thời gian nhất định.

Ví dụ: Nhà đầu tư A mua 400 cổ phiếu X, sau đó bán lại cho nhà đầu tư B 400 cổ phiếu X, sau đó 400 cổ phiếu X lại tiếp tục được nhà đầu tư B bán đi thì sẽ được tính là 3 lượt giao dịch. Vậy Volume sẽ là 1200 cổ phiếu (mặc dù 3 lần giao dịch đều là 400 cổ phiếu X giống nhau).

3.2. So ánh khối lượng mở và khối lượng giao dịch

Là số lượng HĐTL đang ở vị thế mở tại 1 thời điểm nhất định. OI thường bị nhầm lẫn với khối lượng giao dịch, nhưng đây là hai khái niệm khác nhau. Đối với mỗi người bán hợp đồng tương lai sẽ có 1 người mua tương ứng. Để tạo ra một giao dịch hợp đồng tương lai mới cần có cả người mua và người bán mới. Do đó, OI là tổng khối lượng hợp đồng của một bên giao dịch hợp đồng chứ không phải tổng của cả 2 bên.
OI là chỉ báo rất quan trọng đối với nhà đầu tư khi tham gia mua bán hợp đồng phái sinh, giá trị OI càng cao có nghĩa là nhiều nhà đầu tư quan tâm đến hợp đồng đó. Thông thường, các kỳ hạn gần thị thường có OI cao và gần đến ngày đáo hạn của hợp đồng thì chỉ số OI càng giảm dần, do các nhà đầu tư có xu hướng tất toán hợp đồng trước ngày đáo hạn.
Ví dụ: phân biệt giữa khối lượng mở (OI) với khối lượng giao dịch (VOL)

Thời gian Diễn biến giao dịch Số lượng hợp đồng mở (OI) KLGD
(hợp đồng)
21/8 Nhà đầu tư A mua 10 hợp đồng VN30F1709 và nhà đầu tư B bán 10 hợp đồng VN30F1709 10 10
22/8 Nhà đầu tư C bán 5 hợp đồng VN30F1709 và nhà đầu tư D mua 5 hợp đồng VN30F1709 15 5
23/8 Nhà đầu tư A bán 3 hợp đồng VN30F1709 và nhà đầu tư D mua 3 hợp đồng VN30F1709 12 3
24/8 Nhà đầu tư E mua 5 hợp đồng VN30F1709 từ nhà đầu tư D 12 5
25/8 Nhà đầu tư A bán 3 hợp đồng VN30F1709 cho nhà đầu tư C và 4 hợp đồng VN30F1709 cho nhà đầu tư B 5 7

Theo ví dụ trên ngày 23/8/2017, OI của toàn thị trường là 12 trong khi khối lượng giao dịch là 3.

Trên đây là những thông tin về thuật ngữ khối lượng mở trong phái sinh. Nhà đầu tư cần phải hiểu rõ bản thân khối lượng mở chỉ cho bạn thông tin về kỳ vọng và cách hành xử của các nhà giao dịch trên thị tường, nhưng không có ý nghãi dự báo xu hướng tiếp theo của giá để từ đó có quyết định đầu tư đúng đắn trong tương lai. Hi vọng bài viết đã mang lại những thông tin hữu ích cho quý bạn đọc. Công ty Luật ACC tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp trên Toàn quốc với hệ thống văn phòng tại các thành phố lớn và đội ngũ cộng tác viên trên tất cả các tỉnh thành: Hà Nội, TP. HCM, Bình Dương, TP. Cần Thơ, TP. Đà Nẵng và Đồng Nai… Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo