Khoản 5 Điều 88 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015

Trong quá trình chứng minh tội phạm, việc xác định được là sự việc có hay không có dấu hiệu tội phạm, có tội hay không có tội, điều đó phải được xác định trong giai đoạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm. Như vậy, hoạt động xác minh, thu thập chứng cứ trong giai đoạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm là vô cùng quan trọng để đảm bảo không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội, nên việc tiếp cận các tài liệu do Cơ quan điều tra thực hiện thu thập ngay từ giai đoạn xác minh tố giác, tin báo về tội phạm. Luật ACC xin gửi tới quý bạn đọc bài viết: "Bàn về tiếp nhận chứng cứ của cơ quan có thẩm quyền theo Khoản 5 Điều 88 BLTTHS năm 2015”.
Bàn về tiếp nhận chứng cứ của cơ quan có thẩm quyền theo quy định pháp luật tố tụng hình sự

1. Thu thập chứng cứ là gì?

Trong quá trình chứng minh, để giải quyết đúng đắn vụ án hình sự, xác định sự thật khách quan của vụ án, các cơ quan tiến hành tố tụng phải có đầy đủ các thông tin, tài liệu về tội phạm để chứng minh bản chất của sự việc phạm tội. Chứng cứ là phương tiện dùng để chứng minh, xác định xác định các sự kiện có ý nghĩa cho quá trình giải quyết khách quan vụ án hình sự. Mọi giai đoạn tố tụng được mở ra hay kết thúc đều xuất phát từ chứng cứ; do đó, chứng cứ có vai trò hết sức quan trọng trong lý luận và thực tiễn của hoạt động tố tụng hình sự.
Căn cứ theo Điều 86 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định: “Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự do Bộ luật này quy định mà Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án.”. 

2. Chủ thể có quyền thu thập chứng cứ là những ai? 

Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 đã quy định, không chỉ cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng mới được quyền thu thập chứng cứ mà người có thẩm quyền trong cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, người bào chữa cũng có quyền thu thập, sử dụng, cung cấp chứng cứ. 
Căn cứ theo Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015, chủ thể có quyền thu thập chứng cứ gồm: 
- Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát các cấp; Chánh án, Phó Chánh án Tòa án các cấp; Điều tra viên, Kiểm tra viên, Thẩm phán.
- Cấp trưởng, cấp phó, cán bộ điều tra của các Cơ quan Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, Cảnh sát biển, Kiểm ngư được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; Cấp trưởng, cấp phó, cán bộ điều tra của các cơ quan khác của Công an nhân dân, quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. 
- Người bào chữa thực hiện các biện pháp thu thập chứng cứ trong từng giai đoạn tố tụng.

3. Bàn về tiếp nhận chứng cứ của cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Khoản 5 Điều 88 BLTTHS  

Khi tiếp nhận chứng cứ, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử liên quan đến vụ án do người tham gia tố tụng, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác cung cấp, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải lập biên bản giao nhận và kiểm tra, đánh giá theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015.
Căn cứ theo Khoản 5 Điều 88 Bộ luật Tố tụng Hình sự quy định:
Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày lập biên bản về hoạt động điều tra, thu thập, nhận được tài liệu liên quan đến vụ án mà Kiểm sát viên không trực tiếp kiểm sát theo quy định của Bộ luật này thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm chuyển biên bản, tài liệu này cho Viện kiểm sát để kiểm sát việc lập hồ sơ vụ án. Trường hợp do trở ngại khách quan thì thời hạn này có thể kéo dài nhưng không quá 15 ngày. 
Trong thời hạn 03 ngày, Viện kiểm sát đóng dấu bút lục và sao lưu biên bản, tài liệu lưu hồ sơ kiểm sát và bàn giao nguyên trạng tài liệu, biên bản đó cho Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Việc giao, nhận tài liệu, biên bản được lập biên bản theo quy định tại Điều 133 của Bộ luật này”.
Từ quy định trên, hiện có hai ý kiến khác nhau như sau:
Ý kiến thứ nhất cho rằng, hoạt động điều tra bắt đầu từ giai đoạn xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, do vậy, các biên bản về hoạt động xác minh trong giai đoạn này phải chuyển theo đúng thời hạn (05 ngày hoặc 15 ngày sau khi thu thập) cho Viện kiểm sát để nghiên cứu.
Ý kiến thứ hai cho rằng, hoạt động điều tra bắt đầu từ khi có quyết định khởi tố, do vậy, các biên bản trong giai đoạn xác minh không nhất thiết phải chuyển cho Viện kiểm sát theo thời hạn nêu trên (ngoại trừ các tài liệu để xem xét phê chuẩn).
Như vậy, sự mâu thuẫn của hai ý kiến trên xuất phát từ cách hiểu khác nhau của nội hàm “hoạt động điều tra”. Xoay quanh nội hàm này, trong hệ thống lý luận cũng còn nhiều ý kiến chưa thống nhất.
Trong khoa học pháp lý Việt Nam, tồn tại các nhận thức khác nhau về hoạt động điều tra: Từ điển Luật học giải thích rằng: “Điều tra là công tác trong tố tụng hình sự được tiến hành nhằm xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ”.
Cách hiểu phổ biến hiện nay cho rằng: Điều tra là hoạt động của Cơ quan điều tra trong điều tra vụ án hình sự. Theo cách hiểu này, điều tra là tổng hợp tất cả các hành vi thực hiện trong giai đoạn điều tra và do một Cơ quan điều tra thực hiện. Ví dụ: Trong cuốn “Tìm hiểu luật tố tụng hình sự”, một nhóm tác giả cùng thống nhất giải thích rằng: “Điều tra là một giai đoạn của quá trình tố tụng hình sự, trong đó Cơ quan điều tra áp dụng các biện pháp do luật tố tụng hình sự quy định để xác định tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội, Viện kiểm sát kiểm sát hoạt động điều tra, quyết định truy tố bị can làm cơ sở cho việc xét xử của Tòa án”; hoặc “Điều tra vụ án hình sự là một giai đoạn tố tụng hình sự, trong giai đoạn này, Cơ quan điều tra áp dụng mọi biện pháp do BLTTHS quy định để xác định tội phạm và người phạm tội”.
Cách hiểu thứ hai cho rằng, hoạt động điều tra là hoạt động của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án nhằm xác định sự thật khách quan của vụ án. Điểm khác biệt lớn nhất của cách hiểu này so với cách hiểu thứ nhất là đã nhìn nhận chủ thể của hoạt động điều tra rộng hơn. Tuy nhiên, cách hiểu thứ hai lại nhầm lẫn giữa các hoạt động của Cơ quan điều tra với hoạt động điều tra; giữa chức năng của từng hoạt động điều tra với chức năng của các Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát.
Trên đây, tác giả nêu và phân tích một số luận điểm để thấy rằng về mặt luật thực định, ở Việt Nam hiện nay chưa có một khái niệm pháp lý về “hoạt động điều tra” và cũng chưa được giải thích chính thức bởi các cơ quan có thẩm quyền. Trong quy định của BLTTHS năm 2015, chưa có điều luật nào giải thích hoặc định nghĩa về hoạt động điều tra. Một số giải thích không chính thức như đã nói trên đây chưa đủ để có một nhận thức đúng về hoạt động điều tra.
Mặc dù, hoạt động điều tra đã được các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự thực hiện thường xuyên trong cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, nhưng khoa học pháp lý và thực tiễn hiện nay có những nhận thức khác nhau, chưa thống nhất về hoạt động điều tra, vẫn có sự nhầm lẫn giữa các khái niệm điều tra, thẩm quyền điều tra vụ án và hoạt động điều tra; giữa giai đoạn điều tra với hoạt động điều tra. Chính vì vậy mà vô tình đồng nhất hoạt động điều tra với các hoạt động khác của Cơ quan điều tra, bó hẹp phạm vi chủ thể, phạm vi thời gian của hoạt động điều tra.

4. Dịch vụ tư vấn Luật ACC 

Trên đây là giải đáp của Luật ACC về những băn khoăn, thắc mắc liên quan đến chủ đề “Bàn về tiếp nhận chứng cứ của cơ quan có thẩm quyền theo Khoản 5 Điều 88 BLTTHS năm 2015”. Công ty Luật ACC – Đồng hành pháp lý cùng bạn, lắng nghe, nắm bắt thông tin khách hàng cung cấp để tiến hành tư vấn chuyên sâu và đầy đủ những vướng mắc, vấn đề khách hàng đang gặp phải liên quan đến tranh tụng

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1020 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo