​​Điều 60 luật Tố tụng hành chính 2015

4EhP_8ZEYBE-p1QXJGuykksHvYWCilF1V_q1ZLIuykWdeJUMENZ3QBWaDWLMmlQNXsOLq0lWT8E4XzpBTxgr3YrokUoUx7AWooIfSbYpAecnc2b20pKEx3OQvHPClsk4CL90dTb16wS3YmqhapfSpA

Theo quy định của Luật Tố tụng hành chính 2015, các đương sự khi tham gia tố tụng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau. Tuy nhiên, trên thực tế để tham gia tố tụng hành chính, có rất nhiều trường hợp các đương sự phải cần người đại diện, trong đó bao gồm đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền. Bài viết với nội dung dưới đây sẽ cung cấp cho quý bạn thông tin về người đại diện được quy định theo điều 60 luật tố tụng hành chính 2015 

1. Khái niệm người đại diện trong tố tụng hành chính

1.1  Khái niệm người đại diện

Theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015, đại diện được hiểu là việc một người được gọi là người đại diện nhân danh và vì lợi ích của người khác được gọi là người được đại diện thực hiện việc xác lập hoặc thực hiện các giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện.

Người đại diện theo pháp luật có thể hiểu là người do pháp luật hoặc người do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định để đại diện cho một cá nhân hay đại diện cho một tổ chức nào đó thực hiện việc xác lập hoặc thực hiện các giao dịch hay hành vi dân sự, hành chính…

1.2  Phân loại người đại diện trong tố tụng hành chính

Căn cứ theo quy định tại điều 60 luật tố tụng hành chính 2015, có thể phân người đại diện trong tố tụng hành chính thành hai loại:

- Người đại diện theo pháp luật: Là người đại diện tham gia tố tụng hành chính để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự theo quy định của pháp luật. Tư cách đại trong trường hợp này không phục thuộc vào ý chí của đương sự mà phải tuân theo các quy định của pháp luật, trong đó:

+ Đối với cá nhân:

  • Cha, mẹ đối với con chưa thành niên;
  • Người giám hộ đối với người được giám hộ;
  • Người được Tòa án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;

+ Đối với tổ chức:

  • Người đứng đầu cơ quan, tổ chức do được bổ nhiệm hoặc bầu theo quy định của pháp luật;
  • Những người khác theo quy định của pháp luật.

- Người đại diện theo ủy quyền: Là người đại diện tham gia tố tụng hành chính để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự theo ủy quyền của đương sự, chỉ có thể xuất hiện trên cơ sở ý chí của đương sự và được biểu hiện cụ thể thông qua văn bản ủy quyền. Người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng hành chính phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên, không bị mất năng lực hành vi dân sự, được đương sự hoặc người đại diện theo pháp luật của đương sự ủy quyền bằng văn bản.

- Ngoài ra, cũng có thể xuất hiện nhóm người đại diện thứ ba trong trường hợp đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự nếu họ không có người khởi kiện thì Viện kiểm sát có quyền kiến nghị Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú của người giám hộ đứng ra khởi kiện vụ án hành chính để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người đó.

2. Quy định về người đại diện tại điều 60 luật tố tụng hành chính

So với Luật tố tụng hành chính năm 2010, điều 60 Luật tố tụng hành chính 2015 bổ sung quy định về người đại diện theo pháp luật trong tố tụng hành chính đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; về người đại diện theo ủy quyền của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân. Cụ thể

- Đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, khi giải quyết vụ án hành chính có đương sự thuộc nhóm đối tượng này thì Tòa án chỉ định người đại diện tham gia tố tụng để bảo vệ quyền lợi của họ(khoản 2 Điều 60)

- Đối với hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân tham gia tố tụng hành chính thì các thành viên có thểủy quyền cho một thành viên; hoặc người khác làm đại diện tham gia tố tụng hành chính; (khoản 3 Điều 60)

-  Đối với người bị kiện là cơ quan, tổ chức hoặc người đứng đầu cơ quan, tổ chức chỉ được ủy quyền cho cấp phó của mình đại diện. Người được ủy quyền phải tham gia vào quá trình giải quyết toàn bộ vụ án, thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của người bịkiện theo quy định của Luật tố tụng hành chính. Đây là điểm mới rất đáng chú ý của Luật tố tụng hành chính năm 2015 về người đại diện, bảo đảm cho các cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết vụ án hành chính nhanh chóng và hiệu quả.

Bởi lẽ, từ thực tiễn thi hành Luật tố tụng hành chính năm 2010 những năm qua cho thấy người bị kiện là người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước thường ủy quyền cho cán bộ, công chức và thường là người không có thẩm quyền xem xét, giải quyết những việc liên quan đến quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khởi kiện, thậm chí có trường hợp còn ủy quyền cho luật sư tham gia tố tụng, làm cho việc tổ chức đối thoại giữa các đương sự, việc kiểm tra, đánh giá chứng cứ, tranh luận tại phiên tòa gặp khó khăn, không hiệu quả, việc giải quyết vụ án bị kéo dài, không bảo đảm để Tòa án xem xét, giải quyết khách quan, toàn diện vụ án.

Do không có thẩm quyền quyết định nên nhiều trường hợp có đủ cơ sở xác định quyết hành chính, hành vi hành chính rõ ràng trái pháp luật nhưng người đại diện theo ủy quyền của người bị kiện không thể chủ động thỏa thuận với người khởi kiện hoặc chủ động sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ quyết định hành chính hoặc chấm dứt hành vi hành chính trái pháp luật bị khởi kiện

Trên đây là nội dung về điều 60 luật tố tụng hành chính 2015 quy định về người đại diện. Quý bạn đọc có bất kỳ thắc mắc, khó khăn có thể liên hệ với công ty Luật ACC để được hỗ trợ, tránh các vấn đề ảnh hưởng tới quá trình hoạt động của bạn.

 

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (419 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo