Tìm hiểu về điều 46 luật phòng chống bệnh truyền nhiễm mới nhất
Author

Tham vấn bởi: Đội Ngũ Luật Sư Công ty Luật ACC

Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm (PCBTN) được Quốc hội thông qua ngày 21/11/2007 và có hiệu lực từ ngày 01/7/2008. Với tính chất là một đạo luật chuyên ngành, Luật PCBTN đã bao quát đầy đủ các nội dung liên quan đến phòng, chống bệnh truyền nhiễm, tao cơ sở pháp lý quan trong cho cuộc đấu tranh phòng, chống đại dịch COVID-19 ở nước ta hiện nay. Trong bài viết này ACC sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu về điều 46 luật phòng chống bệnh truyền nhiễm mới nhất

Tìm Hiểu Về điều 46 Luật Phòng Chống Bệnh Truyền Nhiễm Mới Nhất

Tìm hiểu về điều 46 luật phòng chống bệnh truyền nhiễm mới nhất

1. Nội dung Điều 46 Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm

Điều 46 Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 có nội dung như sau:

Điều 46.Thành lập Ban chỉ đạo chống dịch

1. Ban chỉ đạo chống dịch được thành lập ngay sau khi dịch được công bố.

2. Thành phần Ban chỉ đạo chống dịch được quy định như sau:

a) Ban chỉ đạo chống dịch quốc gia gồm đại diện của cơ quan y tế, tài chính, thông tin - truyền thông, ngoại giao, quốc phòng, công an và các cơ quan liên quan khác. Căn cứ vào phạm vi địa bàn được công bố dịch và tính chất của dịch, Thủ tướng có thể tự mình hoặc chỉ định một Phó Thủ tướng hoặc Bộ trưởng Bộ Y tế làm Trưởng Ban chỉ đạo. Bộ Y tế là thường trực của Ban chỉ đạo;

b) Ban chỉ đạo chống dịch cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã gồm đại diện của cơ quan y tế, tài chính, thông tin - truyền thông, quân đội, công an và các cơ quan liên quan khác. Trưởng ban chỉ đạo chống dịch là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp. Cơ quan y tế cùng cấp là thường trực của Ban chỉ đạo.

3. Ban chỉ đạo chống dịch có nhiệm vụ tổ chức thực hiện các biện pháp chống dịch và khắc phục hậu quả của dịch, thành lập đội chống dịch cơ động để trực tiếp thực hiện nhiệm vụ cấp cứu, điều trị và xử lý ổ dịch.

4. Thủ tướng Chính phủ quy định cụ thể về thẩm quyền thành lập, tổ chức và hoạt động của Ban chỉ đạo chống dịch các cấp.

2. Tổ chức cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm năm 2007

Theo Điều 48 Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 Ban chỉ đạo chống dịch chỉ đạo việc áp dụng các biện pháp sau đây để tổ chức cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh cho người mắc bệnh dịch và người bị nghi ngờ mắc bệnh dịch:

- Phân loại, sơ cứu, cấp cứu kịp thời người mắc bệnh dịch theo hướng dẫn chẩn đoán, điều trị của Bộ Y tế;

- Huy động phương tiện, thuốc, thiết bị y tế, giường bệnh, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và bố trí cán bộ y tế chuyên môn trực 24/24 giờ để sẵn sàng cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh phục vụ chống dịch. Người mắc bệnh dịch thuộc nhóm A được khám và điều trị miễn phí;

- Căn cứ vào tính chất, mức độ và quy mô của bệnh dịch, Ban chỉ đạo chống dịch quyết định áp dụng các biện pháp sau đây:

  • Tổ chức các cơ sở điều trị tại vùng có dịch để tiếp nhận, cấp cứu người mắc bệnh dịch;
  • Điều động đội chống dịch cơ động vào vùng có dịch để thực hiện việc phát hiện, cấp cứu và điều trị tại chỗ người mắc bệnh dịch; chuyển người mắc bệnh dịch về các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
  • Huy động các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tham gia cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh phục vụ chống dịch;
  • Áp dụng các biện pháp cần thiết khác theo quy định của pháp luật.

3. Tổ chức cách ly y tế theo quy định của Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm năm 2007

- Người mắc bệnh dịch, người bị nghi ngờ mắc bệnh dịch, người mang mầm bệnh dịch, người tiếp xúc với tác nhân gây bệnh dịch thuộc nhóm A và một số bệnh thuộc nhóm B theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế phải được cách ly.

- Hình thức cách ly bao gồm cách ly tại nhà, tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc tại các cơ sở, địa điểm khác.

- Cơ sở y tế trong vùng có dịch chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện việc cách ly theo chỉ đạo của Trưởng ban chỉ đạo chống dịch. Trường hợp các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này không thực hiện yêu cầu cách ly của cơ sở y tế thì bị áp dụng biện pháp cưỡng chế cách ly theo quy định của Chính phủ.

4. Các biện pháp được áp dụng trong tình trạng khẩn cấp về dịch

Trong trường hợp ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch, Trưởng Ban chỉ đạo  chống dịch có quyền:

  • Huy động, trưng dụng các nguồn lực quy định tại Điều 55 của Luật này;
  • Đặt biển báo hiệu, trạm gác và hướng dẫn việc đi lại tránh vùng có dịch;
  • Yêu cầu kiểm tra và xử lý y tế đối với phương tiện vận tải trước khi ra khỏi vùng có dịch;
  • Cấm tập trung đông người và các hoạt động khác có nguy cơ làm lây truyền bệnh dịch tại vùng có dịch;
  • Cấm người, phương tiện không có nhiệm vụ vào ổ dịch;
  • Tổ chức tẩy uế, khử độc trên phạm vi rộng;
  • Tiêu hủy động vật, thực phẩm và các vật khác có nguy cơ làm lây lan bệnh dịch sang người;
  • Áp dụng các biện pháp khác quy định tại Mục 3 của Chương 4 Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Trên đây là bài viết Tìm hiểu về điều 46 luật phòng chống bệnh truyền nhiễm mới nhất. Công ty Luật ACC tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp trên Toàn quốc với hệ thống văn phòng tại các thành phố lớn và đội ngũ cộng tác viên trên tất cả các tỉnh thành: Hà Nội, TP. HCM, Bình Dương, TP. Cần Thơ, TP. Đà Nẵng và Đồng Nai... Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1.365 lượt)

    Liên hệ với chúng tôi

    Vui lòng để lại thông tin, ACC sẽ gọi lại ngay

    tu-van-vien-2

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần báo phí không được để trống

    Bài viết liên quan:

    44-4

    Cách kiểm tra mã số doanh nghiệp chi tiết

    Xem thêm:  Cách tra mã số đăng ký doanh nghiệp https://accgroup.vn/cach-tra-ma-so-dang-ky-doanh-nghiep Khi bạn bắt đầu kinh doanh ở Việt Nam, một trong những khía cạnh quan trọng là thủ tục thành lập ...

    Lượt xem: 3.309

    45-7

    Kiểm tra mã số đồng hồ Rolex

    Xem thêm:  Cách tra mã số đăng ký doanh nghiệp https://accgroup.vn/cach-tra-ma-so-dang-ky-doanh-nghiep Có thể thấy, với những phiên bản thiết kế mới nhất của thương hiệu đồng hồ Rolex thường thể hiện ...

    Lượt xem: 1.617

    47-7

    Kiểm tra mã số bằng đại học thật giả online

    Xem thêm:  Cách tra mã số đăng ký doanh nghiệp https://accgroup.vn/cach-tra-ma-so-dang-ky-doanh-nghiep Trong chiều ngày 26/12/2019, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB&XH) đã tổ chức một sự ...

    Lượt xem: 1.131

    48-5

    Cách tra mã số vụ án nhanh nhất hiện nay

    Xem thêm:  Cách tra mã số đăng ký doanh nghiệp https://accgroup.vn/cach-tra-ma-so-dang-ky-doanh-nghiep Trong xã hội pháp luật, việc tiếp cận thông tin về quyết định của Tòa án là một yếu tố quan trọng ...

    Lượt xem: 3.187

    49-6

    Tra mã số vợt Yonex phân biệt thật giả

    Xem thêm:  Cách tra mã số đăng ký doanh nghiệp https://accgroup.vn/cach-tra-ma-so-dang-ky-doanh-nghiep Vợt cầu lông Yonex là chiếc vợt đến từ thương hiệu nổi tiếng trên thị trường, với những đặc tính ...

    Lượt xem: 3.720

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo
    Chat Ngay
    Hotline Tổng đài WhatsApp Zalo báo giá' Chat Zalo