Điều 31 luật tố tụng hành chính 2015

5ADzO4bbvdE0JIZQB7LY1RYav-ryFayaeyZjZmdB6uFhIet5b2Lhq7C1Rbc4rAkvZwY3VhKjGiGgfloj0Jks9-W-BtgMa89OgiJfOPqWo-K6qdc0hfDpkFY_hQVb4WS6q643bjhGu4D4aRtJWN_0Yw

Mỗi một vụ án hành chính, khi người khởi kiện chuẩn bị hồ sơ thực hiện thủ tục và soạn đơn khởi kiện. Một trong những công việc mà người khởi kiện phải biết là xác định rõ và chính xác thẩm quyền của Tòa án, nghĩa là phải xác định người khởi kiện sẽ gửi đơn kiện đến đâu. Bài viết dưới đây cung cấp cho quý bạn đọc thông tin về quy định thẩm quyền của Tòa án cấp huyện giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những khiếu kiện hành hình theo điều 31 luật tố tụng hành chính 2015.

1. Khái niệm về khiếu kiện hành chính

Khởi kiện (khiếu kiện) vụ án hành chính là việc cá nhân, tổ chức, cơ quan nhà nước, theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính yêu cầu tòa án giải quyết vụ án hành chính để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại bởi các quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỉ luật buộc thôi việc.

Khoản 8 Điều 3 Luật Tố tụng hành chính 2015 quy định: Người có quyền khởi kiện bao gồm cá nhân, cơ quan, tổ chức bị ảnh hưởng bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính. Người khởi kiện là “cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án hành chính đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, việc lập danh sách cử tri.”

Người bị kiện là “cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, danh sách cử tri bị khởi kiện.”

2. Thẩm quyền giải quyết của Tòa án đối với vụ án hành chính

Luật Tố tụng hành chính quy định những khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm:

Các khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính, trừ các quyết định, hành vi sau đây:

  • Quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo quy định của pháp luật;

  • Quyết định, hành vi của Tòa án trong việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính, xử lý hành vi cản trở hoạt động tố tụng;

  • Quyết định hành chính, hành vi hành chính mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức.

  • Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức giữ chức vụ từ Tổng Cục trưởng và tương đương trở xuống.
  • Khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.
  • Khiếu kiện danh sách cử tri.

3. Phân tích điều 31 luật tố tụng hành chính

Căn cứ Điều 31 Luật tố tụng hành chính 2015 quy định về Tòa án cấp huyện giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những khiếu kiện sau đây:

“1. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước từ cấp huyện trở xuống trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước đó, trừ quyết định hành chính, hành vi hành chính của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;

2. Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc của người đứng đầu cơ quan, tổ chức từ cấp huyện trở xuống trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án đối với công chức thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức đó;

3. Khiếu kiện danh sách cử tri của cơ quan lập danh sách cử tri trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án."

Từ quy định trên tại điều 31 luật tố tụng hành chính 2015, có thể thấy rằng Tòa án nhân dân cấp huyện chỉ giải quyết những khiếu kiện đối với các hoạt động quản lý hành chính của cán bộ, công chức trong cơ quan nhà nước từ cấp huyện trở xuống trong cùng phạm vi địa giới hành chính của Tòa án. Trừ quyết định hành chính, hành vi hành chính của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện. Về thẩm quyền theo lãnh thổ của Tòa án cấp huyện, dấu hiệu về nơi cư trú, trụ sở của người khởi kiện không được xem là căn cứ để xác định thẩm quyền.

So với luật tố tụng hành chính 2010, điều 31 luật tố tụng hành chính 2015 có điểm mới cơ bản là Tòa án cấp huyện không giải quyết vụ án hành chính mà người khởi kiện đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp huyện mà chỉ giải quyết khiếu kiện đối với quyết định hành chính và hành vi hành chính của cơ quan chuyên môn; quyết định buộc thôi việc của thủ trưởng cơ quan, tổ chức.

Việc hạn chế thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp huyện nhằm khắc phục tình trạng ngại, nể nang trong giải quyết vụ án hành chính mà một bên là Ủy ban nhân dân, Chủ tịch UBND cấp huyện nhất là những vụ cần hủy quyết định hành chính và để bảo đảm tính hiệu quả, khả thi trong việc giải quyết các khiếu kiện hành chính

4. Ý nghĩa của điều 31 luật tố tụng hành chính 2015

Theo điều 31 luật tố tụng hành chính 2015, việc xác định đúng thẩm quyền theo cấp Tòa án và thẩm quyền theo lãnh thổ trong vụ án hành chính sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với cá nhân, tổ chức khởi kiện, và vụ án được giải quyết nhanh chóng, tiết kiệm được thời gian, chi phí. Ngoài ra, còn giúp Tòa án tránh việc thụ lý sai thẩm quyền dẫn đến phải hủy án và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng xét xử của Tòa án.

Trên đây là nội dung về điều 31 luật tố tụng hành chính 2015. Quý bạn đọc có bất kỳ thắc mắc, khó khăn có thể liên hệ với công ty Luật ACC để được hỗ trợ, tránh các vấn đề ảnh hưởng tới quá trình hoạt động của bạn.

 

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (909 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo