Khi người gửi tiết kiệm chết

Chị Ly có thắc mắc:

Xin tu vấn. Ong A gui tiết kiệm . Không lập giấy uỷ quyền .xin hỏi ong A có đuoc quyền lập van ban cam kết toàn bộ số tiền gửi tiết kiệm là của người con tên B . Khi ông A chết .thi người con tên B đem giấy cam kết của ông A rút tất cả số tiền ông A đã gửi truoc đó có được không. Khi anh B còn chưa truong thành. Ý nguyên ông A số tiền gửi tiết kiệm lúc nào cũng thuộc về anh B khi ông A chêt đột ngột. Vai anh B có sự cố gi lúc truong thành thi hàng thua kế của anh B đuoc thua kế mà thôi , xin luật su tu vấn

Xin cho !hỏi thêm , nội dung như trên , hiện tại Ông A có 3 người con là hàng thừa kế thu nhất mà thôi, anh B là con người vợ sau của ong A nay đã chết. , còn hai đứa con riêng sinh sổng nơi khác với người vợ truoc của ông A đã li hôn. Số tiền tiết kiệm hoàn toàn của người vợ sau của ông A cho ông A nuôi con . Vì vậy ông A muốn gửi tiết kiệm . Nếu ông A viết văn bản cam kết Số tiền của chính mình là của .Người con tên B thì cũng vẫn bị tranh chấp phải không ? Thưa luât su?.... .. Vậy ông A phải làm sao khi gửi tiết kiệm .khi chết Số tiền luôn thuộc về anh B và chỉ hàng thừa kế của anh B được thua kể mà thôi

Luật sư giải đáp:

Chào bạn,

Cá nhân có quyền đơn phương xác lập nội dung như bạn nêu. Sau khi ông A mất thì người con ông B có thể căn cứ vào văn bản xác lập của ông A để làm thủ tục nhận quyền sở hữu số tiền đó. Tuy nhiên, những trường hợp như thế này thì việc giải quyết có lẽ không đơn giản vì:

- Về phía ngân hàng: Việc xác lập của ông A không thuộc trường hợp tiêu chuẩn (hồ sơ khách hàng ngân hàng thường sử dụng), trừ khi ngân hàng xác định được lý do và đồng ý trước với ông A. Tuy nhiên, thông thường ngân hàng không muốn liên lụy trách nhiệm nên sẽ chờ giải quyết quyền thừa kế của ông A xong mới xử lý vụ việc.

- Rất dễ xảy ra tranh chấp từ vợ ông A trên cơ sở sổ tiết kiệm là tài sản chung vợ chồng. Ngoài ra, người thừa kế của ông A cũng có thể không đồng ý với việc này và phát sinh tranh chấp. Khi có tranh chấp thì trừ khi các bên thống nhất được, nếu không, phải có phán quyết của tòa án thì ngân hàng mới cho các bên thụ hưởng rút tiền.

- Bây giờ thì rõ hơn rồi. Trường hợp bạn nêu là để lại di sản cho người khác, tức là ông B được hưởng di sản theo thừa kế của ông A. Điều này hoàn toàn phù hợp với quy định pháp luật. Ngoài ra, như bạn nêu thì ông A khi đó độc thân nên ông là chủ sở hữu duy nhất đối với số tiền tiết kiệm do đó không có tranh chấp về quyền sở hữu.

- Bất kỳ người nào thấy quyền lợi của mình bị vi phạm thì đều có quyền tranh chấp. Tuy nhiên, nếu xét thấy không có cơ sở để tranh chấp thì thường người ta sẽ không tranh chấp với người khác. Vì vậy, trường hợp bạn nêu, theo tôi, ông B sẽ được nhận số tiền tiết kiệm. Tuy nhiên, nhận được khi nào thì tùy thuộc vào thủ tục của ngân hàng.

 

Trân trọng!

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo