Khi nào tăng vốn điều lệ và ý nghĩa của việc này

Vốn điều lệ là một thuật ngữ thường được dùng trong lĩnh vực kinh tế. Vốn điều lệ là một thuật ngữ chỉ số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết đóng góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty để công bố cho các cổ đông. Vốn điều lệ có thể thay đổi với sự đồng ý của các cổ đông. Vốn điều lệ được tăng, giảm tùy theo nhu cầu của mỗi doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp nào cũng muốn mở rộng quy mô và tăng vốn điều lệ. Vậy khi nào tăng vốn điều lệ và ý nghĩa của việc này? Mời quý khách theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Khi-nao-tang-von-dieu-le-va-y-nghia-cua-viec-nay

Tăng vốn điều lệ và ý nghĩa của việc này

1. Vốn điều lệ là gì?

Theo khoản 34, Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định:

“Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.”

Luật Doanh nghiệp 2020 cũng đã quy định cụ thể các loại tài sản được sử dụng để góp vốn vào công ty, doanh nghiệp. Theo đó, tài sản góp vốn có thể là đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng đồng Việt Nam.

2. Tăng vốn điều lệ để làm gì?

Việc tăng vốn điều lệ trong doanh nghiệp là một hoạt động mà doanh nghiệp thường xuyên phải tiến hành khi mà muốn mở rộng về quy mô hoạt động trong kinh doanh, muốn tăng về hạn mức vay trong ngân hàng. Cùng với mặt tích cực về việc thực hiện hoạt động này thì doanh nghiệp cần phải lường trước và hiểu rõ về những rủi ro có thể xảy ra trước khi tiến hành, những lợi ích trong việc thực hiện tăng vốn gồm:

– Tăng về hạn mức vay của ngân hàng.

– Tăng mức vốn để thực hiện đầu tư, kinh doanh.

– Tăng mức độ tin cậy của doanh nghiệp đối với các chủ nợ, bên đối tác.

– Tăng về tính ổn định và sự phát triển của doanh nghiệp.

– Hạn chế về sự thâu tóm đối với một số cổ đông/ thành viên ở trong doanh nghiệp.

– Sẽ góp phần bảo đảm sự an toàn về pháp lý ở trong hoạt động mở rộng về thị trường, đầu tư hoạt động kinh doanh, …

Những rủi ro có thể gặp phải khi thực hiện tăng vốn:

– Có thể làm tăng về mức phí phải đóng hằng năm của thuế môn bài trong doanh nghiệp bởi vì mức phí phải đóng của thuế môn bài sẽ dựa vào mức vốn điều lệ của doanh nghiệp.

– Có thể làm gia tăng thêm khả năng phải chịu các trách nhiệm đối với vật chất/ tài sản của doanh nghiệp trong việc tiến hành những nghĩa vụ và thanh toán các khoản nợ với những chủ nợ, đối tác.

3. Tăng vốn điều lệ khi nào

Căn cứ theo Điều 68 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp có thể tăng vốn điều lệ trong các trường hợp sau đây:

– Tăng vốn góp của thành viên công ty

– Tiếp nhận vốn góp của thành viên mới.

Trường hợp tăng vốn góp của thành viên thì vốn góp thêm được chia cho các thành viên theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty. Thành viên có thể chuyển nhượng quyền góp vốn của mình cho người khác theo quy định tại Điều 52 của Luật này. Trường hợp có thành viên không góp hoặc chỉ góp một phần phần vốn góp thêm thì số vốn còn lại của phần vốn góp thêm của thành viên đó được chia cho các thành viên khác theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty nếu các thành viên không có thỏa thuận khác.

4. Ý nghĩa của việc tăng vốn điều lệ 

Tăng vốn điều lệ mang lại nhiều ý nghĩa tích cực đối với doanh nghiệp có thể kể đến như sau:

– Tăng tính hiệu quả, ổn định và phát triển của doanh nghiệp do có đồng vốn dồi dào, do vậy sẽ có cơ hội đầu tư vào những dự án kinh doanh và không mất thêm chi phí tài chính vay ngân hàng, đối tác, và vì đó tạo ra lợi nhuận ròng để tiếp tục tái đầu tư kinh doanh.

Tăng vốn điều lệ công ty cổ phần giúp thiết lập niềm tin của các cổ đông, tăng độ bền vững của doanh nghiệp, thiết lập sự tin tưởng với đối tác, chủ nợ.

– Đảm bảo đầy đủ các tiêu chí an toàn trong họat động khi doanh nghiệp tăng quy mô hoạt động, mở rộng thị trường

– Tăng hạn mức vay vốn ngân hàng khi cần thiết

– Có thể hạn chế sự thâu tóm của một số thành viên/cổ đông trong doanh nghiệp.

– Công ty cổ phần sẽ thực hiện thủ tục tăng vốn điều lệ bằng cách phát hành thêm cổ phần vào chào bán cho cổ đông mua số lượng cổ phần đã phát hành đó.

– Thủ tục điều chỉnh tăng vốn điều lệ là quy trình thực hiện tái cấu trúc vốn điều lệ của doanh nghiệp cổ phần. Việc tăng vốn điều lệ công ty cổ phần thông qua việc phát hành cổ phần và các cổ đông đăng ký mua số cổ phần của công ty phát hành. Khi vốn điều lệ của công ty cổ phần tăng lên tức là nguồn vốn kinh doanh tăng lên, do đó tổng tài sản của công ty cổ phần cũng đối ứng tăng theo. Chính vì việc nguồn vốn công ty cổ phần tăng bằng việc tăng vốn điều lệ nên công ty sẽ sử dụng nguồn vốn này vào công việc kinh doanh hoặc đầu tư phát triển doanh nghiệp.

5. Một số câu hỏi thường gặp

5.1. Có phải chứng minh vốn điều lệ không?

Thực tế, pháp luật Việt Nam không có quy định yêu cầu các doanh nghiệp 100% vốn Việt Nam phải chứng minh vốn điều lệ khi làm thủ tục đăng ký kinh doanh, Sở Kế hoạch và Đầu tư hay Cơ quan thuế cũng không kiểm tra tiến độ góp vốn của chủ doanh nghiệp. Tuy nhiên doanh nghiệp vẫn phải góp đủ số vốn đã đăng ký trong thời hạn quy định và nếu phát sinh vấn đề hoặc xảy ra rủi ro thì bạn vẫn phải chịu trách nhiệm trên số vốn điều lệ đã đăng ký.

5.2. Đối với Công ty TNHH 1 thành viên tăng vốn điều lệ trong những trường hợp nào?

– Chủ sở hữu công ty góp thêm vốn;

– Huy động thêm vốn góp của người khác;

– Huy động thêm trái phiếu;

– Chuyển thành công ty cổ phần để phát hành và chào bán cổ phần.

5.3. Đối với Công ty cổ phần thành viên tăng vốn điều lệ trong những trường hợp nào?

– Chào bán cho các cổ đông hiện hữu;

– Chào bán ra công chúng;

– Chào bán cổ phần riêng lẻ.

Trên đây là một số chia sẻ về tăng vốn điều lệ và ý nghĩa của hoạt động này. Trong những năm vừa qua, Luật ACC luôn là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực dịch vụ pháp lý. Công ty chúng tôi với đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp luôn sẵn lòng hỗ trợ và đáp ứng tối đa những yêu cầu của quý khách. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý khách hàng còn thắc mắc hay quan tâm và có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh và chính xác nhất theo:

Email: [email protected]

Hotline: 1900 3330

Zalo: 084 696 7979

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo