Mỗi nhà đầu tư khi tham gia vào thị trường chứng khoán đều mong muốn các cổ phiếu thuộc sở hữu của mình có thể giao dịch dễ dàng tạo ra lợi nhuận. Tuy nhiên, trên thực tế một số cổ đông bị hạn chế quyền giao dịch đối với cổ phiếu của mình khi cổ phiếu bị đình chỉ giao dịch. Đây là tình trạng hiện thời của các cổ đông FLC, họ đang “mất ăn, mất ngủ” khi quyền lợi của họ bị ảnh hưởng trực tiếp. Vậy Khi nào cổ phiếu FLC được giao dịch trở lại? Mời bạn cùng đi tìm hiểu với Luật ACC nhé!
Khi nào cổ phiếu FLC được giao dịch trở lại?
1. Nguyên nhân cổ phiếu FLC bị đình chỉ giao dịch
Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) đã ra quyết định chuyển cổ phiếu FLC của Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC từ diện hạn chế giao dịch sang diện đình chỉ giao dịch kể từ ngày 9/9/2022.
Lý do được HOSE đưa ra là Tập đoàn FLC tiếp tục vi phạm quy định về công bố thông tin sau khi đã bị đưa vào diện hạn chế giao dịch, thuộc trường hợp cổ phiếu bị đình chỉ giao dịch theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 41 Quy chế Niêm yết và giao dịch chứng khoán niêm yết ban hành theo Quyết định số 17/QĐ-HĐTV ngày 31/3/2022 của Hội đồng thành viên Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam.
Trước đó, cổ phiếu FLC đã vào diện hạn chế giao dịch và chỉ được mua bán vào phiên chiều kể từ ngày 1/6/2022 do Tập đoàn FLC chậm nộp báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2021 quá 45 ngày so với thời hạn quy định.
Thậm chí, đến hiện tại, FLC vẫn chưa hoàn thành báo cáo tài chính kiểm toán 2021, đồng thời chậm nộp báo cáo tài chính soát xét bán niên 2022. Đây là lý do vì sao HOSE cho rằng Tập đoàn FLC tiếp tục vi phạm quy định về công bố thông tin sau khi đã bị đưa vào diện hạn chế giao dịch.
2. Khi nào cổ phiếu FLC được giao dịch trở lại?
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi, cổ phiếu Công ty Cổ phần Xây dựng FLC FAROS (mã ROS) và cổ phiếu Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC (mã FLC) có thể giao dịch trở lại khi những vi phạm khiến các cổ phiếu này bị ngừng và hủy giao dịch được khắc phục và doanh nghiệp có nhu cầu khôi phục giao dịch.
"Cụ thể, đối với cổ phiếu của FLC, cần phải có Báo cáo kiểm toán năm 2021 và báo cáo kiểm toán 6 tháng đầu năm 2022, phải tổ chức đại hội đồng cổ đông… Khi có đủ các điều kiện này, doanh nghiệp có nhu cầu khôi phục giao dịch thì sẽ được đáp ứng"
3. Động thái của Tập đoàn FLC
Tập đoàn FLC đang nỗ lực hoàn tất báo cáo tài chính kiểm toán năm 2021 để sau đó tổ chức đại hội cổ đông thường niên năm 2022 và chọn đơn vị kiểm toán báo cáo tài chính năm 2022.
Thứ nhất, FLC đang nỗ lực trong việc thực hiện kế hoạch kiểm toán các báo cáo tài chính năm 2021. Dự kiến, tập đoàn sẽ phát hành các báo cáo kiểm toán năm 2021 trong thời gian sớm nhất để đủ điều kiện tổ chức đại hội cổ đông thường niên năm 2022.
Báo cáo tài chính kiểm toán là tài liệu không thể thiếu khi tổ chức đại hội thường niên. FLC đã tổ chức đại hội bất thường vào ngày 2/7 để bầu bổ sung nhân sự vào ban lãnh đạo, chưa được tổ chức đại hội thường niên.
Thứ hai, ngay sau khi các báo cáo tài chính kiểm toán năm 2021 được phát hành, Hội đồng quản trị (HĐQT) FLC sẽ triển khai thủ tục triệu tập cuộc họp đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022 để đại hội thông qua nội dung lựa chọn đơn vị kiểm toán, soát xét báo cáo tài chính năm 2022. FLC dự kiến đại hội thường niên sẽ diễn ra vào tháng 11.
Thứ ba, trên cơ sở quyết định của đại hội thường niên 2022, FLC sẽ tiếp tục phối hợp với đơn vị kiểm toán được lựa chọn và dự kiến công bố báo cáo tài chính soát xét bán niên 2022 vào tháng 12/2022.
Theo đánh giá chung, Cổ phiếu FLC sẽ ở trong diện đình chỉ giao dịch ít nhất là đến đầu năm 2023.
Khi nào cổ phiếu FLC được giao dịch trở lại?
4. Cổ đông FLC cần làm gì để cổ phiếu sớm được giao dịch trở lại?
Với trách nhiệm là người sở hữu cổ phiếu của doanh nghiệp, là cổ đông của doanh nghiệp thì các nhà đầu tư phải có ý kiến, phải có những quyết sách tại Đại hội cổ đông của doanh nghiệp, yêu cầu Ban điều hành doanh nghiệp khắc phục các thiếu sót, vi phạm sớm nhất để đưa các cổ phiếu ROS và FLC niêm yết và giao dịch trở lại trên thị trường. Như vậy, quyền lợi của các cổ đông và các nhà đầu tư lại được đảm bảo
Trong trường hợp mua phải cổ phiếu bị đình chỉ giao dịch, quyền của cổ đông sẽ thực hiện theo quy định tại Điều 115 Luật Doanh nghiệp 2020.
Cụ thể, nếu cổ phiếu bị hủy niêm yết nhưng không chuyển sàn, nghĩa là không được niêm yết trên bất cứ sàn nào, nhà đầu tư cần liên hệ với phòng cổ đông của doanh nghiệp để được cấp lại sổ và xem lại các chính sách thu mua lại cổ phiếu của doanh nghiệp hoặc bán dưới dạng thương lượng thỏa thuận với người khác.
Theo đó, trong trường hợp cổ phiếu bị dừng giao dịch bắt buộc, nhà đầu tư vẫn được đảm bảo về nguồn sở hữu đối với cổ phiếu, bởi cổ phiếu bị tạm dừng giao dịch chứ không phải hủy giá trị.
Nội dung bài viết:
Bình luận