Nếu có sự tìm hiểu trong lĩnh vực pháp lý thì chắc chắn chúng ta đã từng nghe đến thuật ngữ “khế ước”. Đây cũng được coi là một trong những chế định quan trọng trong thời kỳ trước đây làm căn cứ để xác lập quan hệ pháp luật. Vậy khế ước là gì? Những nội dung liên quan đến khế ước được quy định như thế nào? Hãy cùng Công ty luật ACC tìm hiểu trong bài viết dưới đây từ những kiến thức được cập nhật mới nhất hiện nay.
1. Khái niệm khế ước là gì?
Khái niệm về khế ước là gì được giải thích khác nhau tại các văn bản pháp luật qua các thời kỳ khác nhau. Cụ thể như sau:
- Tại Điều 644, Bộ Dân luật Bắc Kỳ năm 1931 đưa ra định nghĩa:“Khế ước là một hiệp ước của một người hay nhiều người cam đoan với một hay nhiều người khác để tặng cho, để làm hay không làm cái gì”.
- Trong khi đó, tại Điều 680, Dân luật Trung Kỳ năm 1936 lại giải thích rằng: “Khế ước là một hiệp ước của một người hay nhiều người cam đoan với một hay nhiều người khác để chuyển giao, để làm hay không làm cái gì”.
- Tại Điều 653, Bộ Dân luật Việt Nam Cộng hòa năm 1972 có sự lý giải một cách chi tiết hơn về khế ước: “Khế ước hay hiệp ước là một hành vi pháp lý do sự thỏa thuận giữa hai người hay nhiều người để tạo lập, di chuyển, biến cải hay tiêu trừ một quyền lợi, đối nhân hay đối vật”.
- Cho đến nay, Bộ luật dân sự năm 2015 đã không còn sử dụng thuật ngữ “khế ước” nữa mà đã thay thế bằng “hợp đồng”.
Như vậy, khế ước chính là tên gọi khác của hợp đồng được sử dụng phổ biến trong khoa học pháp lý vào thời kỳ trước đây.
2. Khế ước trong ngân hàng
Một trong những hình thức xuất hiện nhiều nhất của khế ước là gì đó chính là khế ước nhận nợ tại ngân hàng.
Khái niệm
Khế ước nhận nợ tại ngân hàng chính là văn bản có chứa nội dung ghi nhận một khoản nợ giữa bên vay và bên cho vay - chính là ngân hàng. Đây chính là giấy tờ xác nhận quan hệ pháp luật vay mượn giữa các bên để xác định quyền và nghĩa vụ của từng bên. Hiện nay, chún ta còn gọi là Hợp đồng vay hoặc Hợp đồng tín dụng.
Giải ngân khế ước ngân hàng
- Đây là hoạt động bên vay thực hiện nghĩa vụ hoàn trả số tiền vay cả gốc và lãi phát sinh (nếu có) cho ngân hàng để thanh lý khế ước đã lập trước đó. Hiện nay, việc giải ngân khế ước có thể được thực hiện thông qua hệ thống điện tử như sau:
+ Chọn mẫu Hồ sơ tín dụng, chọn “Giải ngân”. Khi màn hình đã chuyển sang giao diện mới thì người giải ngân sẽ thực hiện điền thông tin và thanh toán theo hương dẫn trên màn hình. Sau đó, chọn “In giao dịch” để in văn bản chứng từ kế toán (Hoặc chọn in “Giấy nhận nợ”).
+ Bên vay có thể thực hiện giải ngân thành nhiều lần, miễn sao đảm bảo tổng số tiền giải ngân phải bằng số tiền là nghĩa vụ thanh toán được xác nhận trong khế ước.
3. Cách lập khế ước nhận nợ ngân hàng
- Bản chất của khế ước là gì chính là ghi nhận sự thỏa thuận của các bên. Do đó, để lập khế ước, các bên thực hiện tương tự như việc ký kết hợp đồng bằng văn bản. Nội dung của khế ước phải đảm bảo không được trái quy định pháp luật và vi phạm đại đức xã hội.
- Để lập khế ước nhận nợ ngân hàng, hiện nay chúng ta có thể lập thông qua hệ thống mạng trực tuyến như sau:
+ Sau khi truy cập vào hệ thống điện tử của ngân hàng, chọn mục “tín dụng” → Chọn “hồ sơ tín dụng” và Bắt đầu lập khế ước bằng cách: Kê khai đầy đủ các thông tin cần có trong khế ước theo yêu cầu của hệ thống.
+ Sau đó, chọn mục “Lập khế ước trả nợ” và chọn ‘Lưu”.
+ Để hoàn tất thủ tục lập bản khế ước nhận nợ ngân hàng, chúng ta cần thực hiện hoàn thiện Bản kế hoạch trả nợ. Đây là căn cứ để ngân hàng xem xét khả năng hoàn trả khoản vay khi lập khế ước nhận nợ và thực hiện duyệt khế ước để nó có hiệu lực.
4. Những câu hỏi thường gặp.
4.1. Khế ước nhận nợ ngân hàng là gì?
Khế ước nhận nợ ngân hàng được hiểu thông thường là giấy nhận nợ, đây là một loại chứng từ được lập ra khi bên đơn vị vay cho người nhận khoản vay một khoản tiền nào đó. Cần có giấy tờ chứng nhận về khoản vay của mình.
4.2. Vì sao hiến pháp được coi là một bản khế ước xã hội?
Hiến pháp cần được nhìn nhận đúng như một bản khế ước xã hội vì những lý do sau:
Thứ nhất, Hiến pháp chính là đạo luật cơ bản của một quốc gia kèm theo các nguyên tắc, các khuôn khổ hành xử chung nhất. Do đó, chúng ta sẽ chỉ là những con người được sống trong sự tự do, bình đẳng nếu như chúng ta được tự thỏa thuận về mặt Hiến pháp.
Thứ hai, về mặt kỹ thuật, Hiến pháp là một khế ước xã hội không có nghĩa là xã hội phải tham gia soạn thảo văn bản đó. Việc soạn thảo Hiến pháp do những cơ quan nhà nước có thẩm quyền và những nhà lập pháp thực hiện. Những người này cần phải thể hiện bản hiến văn giống như một khế ước xã hội. Người dân có quyền được tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến cũng như thông qua hiến pháp.
Thứ ba, với tư cách là bản khế ước xã hội, Hiến pháp có thể tạo cho người Việt một vị thế bình đẳng – bình đẳng với các cá nhân với nhau và bình đẳng với Nhà nước. Tất cả mọi người đều có quyền và nghĩa vụ như nhau. Nhà nước được phân chia quyền lực ở mức độ và trong phạm vi cần thiết với mục đích phụng sự cho công chúng. Nhà nước được tất cả chúng ta phân chia cho quyền lực, sau đó chịu trách nhiệm trước chúng ta, chứ không phải là Nhà nước ban phát quyền hành cho chúng ta và chúng ta cần phải phục vụ Nhà nước. Đây cũng chính là lý do vì sao Hiến pháp được quy định cụ thể hơn chế tài đối với cơ quan Nhà nước hơn là công dân.
4.3. Lập khế ước như thế nào?
Do khế ước cũng chỉ đơn giản là sự thỏa thuận của các bên và được ghi lại bằng văn bản nên để thành lập khế ước, các bên hoàn toàn có thể gặp nhau, ghi lại và cùng có chữ ký của các bên. Tuy nhiên các điều khoản trong khế ước không được trái quy định pháp luật.
Đối với khế ước nhận nợ thì có thể thực hiện trực tuyến. Bước đầu tiên là truy cập vào mục tín dụng, sau đó chọn hồ sơ tín dụng và tiến hành lập khế ước. Hãy nhập thông tin hợp đồng và thông tin kế ước một cách chính xác, tuyệt đối không nhập dữ liệu giả mạo, khai khống.
Sau khi đã hoàn thành chuỗi đăng ký trên, bạn hãy ấn nút lập khế ước trả nợ. Lúc này màn hình sẽ hiển thị ra một sheet kế hoạch trả nợ. Bạn cũng điền đầy đủ thông tin và cuối cùng là ấn nút lưu.
Sau khi đăng ký xong bản khế ước nhận nợ, bạn phải hoàn thành bản kế hoạch trả nợ. Kế hoạch trả nợ sẽ là minh chứng giúp bạn dễ dàng vay một khoản tiền hơn.
Cuối cùng là kiểm tra mọi thông tin về lãi, thời gian trả nợ một cách cẩn thận, chính xác, rồi mới lưu.
4.4. Giải ngân khế ước ra sao?
Khi đã biết được Khế ước là gì? cũng như cách lập khế ước thì một vấn đề nữa cũng cần được quan tâm chính là cách giải ngân khế ước ra sao.
Đầu tiên cũng là vào mục tín dụng và chọn mẫu Hồ sơ tín dụng, sau đó ấn “Giải ngân” để màn hình kết xuất mẫu dữ liệu. Cuối cùng là ấn “In giao dịch” để xuất ra văn bản chứng từ kế toán. Nếu muốn in bản “Giấy nhận nợ” hãy ấn in giấy nhận nợ.
Với các trường hợp giải ngân nhiều lần thì tổng số tiền giải ngân cho đợt sau bằng số tiền ký trên hợp đồng tín dụng. Như vậy, việc thành lập khế ước nhận nợ và giải ngân khế ước không hề khó mà còn rất thuận tiện.
Như vậy, khế ước là gì cũng có những tính chất pháp lý của hợp đồng. Trong đó, khế ước nhận nợ ngân hàng là hình thức phổ biến nhất của khế ước được sử dụng cho đến hiện nay. Nếu Qúy khách hàng còn bất kỳ những câu hỏi nào khác về khế ước nói riêng và các vấn đề pháp lý khác nói chung hãy liên hệ với Công ty luật ACC để được hỗ trợ nhiều hơn và cung cấp dịch vụ chuyên sâu hơn.
✅ Kiến thức: | ⭕ Khế ước là gì |
✅ Dịch vụ: | ⭐ Trọn Gói - Tận Tâm |
✅ Zalo: | ⭕ 0846967979 |
✅ Hỗ trợ: | ⭐ Toàn quốc |
✅ Hotline: | ⭕ 1900.3330 |
Nội dung bài viết:
Bình luận