Thủ tục kháng nghị phúc thẩm trong Tố Tụng Hành Chính là thủ tục cần thiết để cơ quan có thẩm quyền xem xét lại các bản án, quyết định nhằm giải quyết sự việc, vụ án một cách chính xác nhất. Vậy thủ tục kháng nghị phúc thẩm trong tố tụng hành chính năm 2023 được thực hiện như thế nào? Hãy cùng ACC tìm hiểu thông qua nội dung bài viết dưới đây.
1. Chủ thể có quyền kháng nghị
Căn cứ Điều 211 Luật Tố Tụng Hành Chính 2015 thì: "Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp và cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị bản án, quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm."
Theo quy định trên, chủ thể có quyền kháng nghị phúc thẩm vụ án hành chính là Viện trưởng Viện kiếm sát cùng cấp và cấp trên của Tòa án sơ thẩm. Ví dụ: Vụ án được giải quyết cấp sơ thẩm tại Tòa Án cấp huyện thì Viện trưởng Viện kiểm sát cấp huyện hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát cấp tỉnh sẽ có quyền thực hiện thủ tục kháng nghị bản án của Tòa án cấp huyện.
2. Thời hạn kháng nghị
Thời hạn kháng nghị phúc thẩm vụ án hành chính được thực hiện như sau:
- Thời hạn kháng nghị đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm của Viện kiểm sát cùng cấp là 15 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 30 ngày kể từ ngày tuyên án.
- Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp đối với quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm là 07 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 10 ngày kể từ ngày Viện kiểm sát cùng cấp nhận được quyết định.
Do đó, cần căn cứ vào loại bản án, quyết định để cân nhắc thời hạn kháng nghị và thu thập chứng cứ tương ứng cho phù hợp.
3. Kháng nghị quá hạn
Pháp luật về tố tụng hành chính cho phép thực hiện kháng nghị quá hạn, tuy nhiên nhằm hạn chế tình trạng bất cập trong việc thi hành bản án sơ thẩm hoặc lạm dụng trong việc kháng nghị quá hạn đối với nhiều bản án, Luật Tố Tụng Hành Chính 2015 đã quy định về nội dung ràng buộc như sau: "Khi Tòa án nhận được quyết định kháng nghị của Viện kiểm sát mà quyết định kháng nghị đó đã quá thời hạn ... thì Tòa án cấp sơ thẩm yêu cầu Viện kiểm sát giải thích bằng văn bản và nêu rõ lý do."
Do đó, cần chú ý đến thời hạn kháng nghị để thực hiện kháng nghị đúng thời hạn. Trong trường hợp kháng nghị quá hạn nghĩa là quá các mốc thời gian như trình bày tại mục 2, thì Viện kiểm sát phải ban hành thêm văn bản nêu rõ lý do kháng nghị quá hạn.
4. Thông báo về việc kháng nghị
Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị sẽ gửi quyết định kháng nghị cho các đương sự có liên quan đến vụ án bị kháng nghị.
Đương sự được thông báo về việc kháng nghị có quyền gửi văn bản ghi ý kiến của mình về nội dung kháng nghị cho Tòa án cấp phúc thẩm. Văn bản ghi ý kiến của đương sự sẽ được đưa vào hồ sơ vụ án.
5. Hậu quả của việc kháng nghị
Trừ trường hợp bắt buộc phải thi hành ngay theo quy định của pháp luật, phần của bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng nghị sẽ chưa được thi hành.
Bản án, quyết định hoặc phần của bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm không bị kháng nghị thì có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng nghị.
6. Gửi hồ sơ vụ án và kháng nghị
Tòa án cấp sơ thẩm phải gửi hồ sơ vụ án, kháng nghị và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho Tòa án cấp phúc thẩm trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hết thời hạn kháng nghị.
Người kháng cáo nộp cho Tòa án cấp sơ thẩm biên lai thu tiền tạm ứng án phí phúc thẩm.
6. Dịch vụ tại ACC
Đội ngũ tại ACC với kinh nghiệm trong việc tư vấn, soạn thảo đơn từ cho đương sự trình bày ý kiến của mình trong quá trình thực hiện thủ tục kháng nghị tại tòa án hi vọng sẽ cung cấp cho khách hàng dịch vụ liên quan đến kháng nghị phúc thẩm trong tố tụng hành chính năm 2021 tốt nhất, tiết kiệm thời gian và chi phí cho khách hàng. Hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời về mặt pháp lý.
Công ty Luật ACC – Đồng hành pháp lý cùng bạn
Liên hệ với chúng tôi:
- Tư vấn pháp lý: 1900.3330
- Zalo: 084.696.7979
- Văn phòng: (028) 777.00.888
Nội dung bài viết:
Bình luận