Hàng Hải là lĩnh vực đặc thù và được điều chỉnh trực tiếp bởi Bộ Luật Hàng Hải Việt Nam năm 2015. Trong quá trình hoạt động tàu biển, sẽ không thể tránh khỏi các sự cố có thể xảy ra. Và thủ tục kháng nghị hàng hải là một trong các thủ tục cần thiết để giải quyết sự cố. Vậy kháng nghị hàng hải là gì? Trình tự, thủ tục như thế nào? Hãy cùng ACC tìm hiểu thông qua nội dung bài viết dưới đây.
1. Kháng nghị hàng hải là gì?
Căn cứ Điều 138 Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2015 thì: "Kháng nghị hàng hải là văn bản do thuyền trưởng lập, công bố hoàn cảnh tàu biển gặp phải và những biện pháp thuyền trưởng đã áp dụng để khắc phục hoàn cảnh đó, hạn chế tổn thất xảy ra, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho chủ tàu và những người có liên quan."
Do đó khi xảy ra các sự cố hàng hải, nhằm hạn chế tổn thất và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho chủ tàu/ người có liên quan, thuyền trưởng sẽ lập kháng nghị hàng hải bằng văn bản để công bố hoàn cảnh tàu biển gặp phải và những biện pháp thuyền trưởng đã áp dụng để khắc phục hoàn cảnh đó.
2. Trình tự, thủ tục kháng nghị hàng hải
2.1 Điều kiện, hình thức kháng nghị hàng hải
Khi tàu biển, người hoặc hàng hóa vận chuyển trên tàu bị tổn thất hoặc nghi ngờ có tổn thất do gặp tai nạn, sự cố thì thuyền trưởng phải lập kháng nghị hàng hải và nộp cho Cảng vụ hàng hải hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã gần nhất.
Đối với việc trình kháng nghị hàng hải tại nước ngoài thì cơ quan có thẩm quyền xác nhận là cơ quan đại diện của Việt Nam nơi gần nhất hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của quốc gia nơi tàu biển hoạt động.
Kháng nghị hàng hải được lập, xác nhận bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh.
2.2 Thời hạn trình kháng nghị hàng hải
Thời hạn kháng nghị hàng hải được quy định cụ thể trong một số trường hợp như sau:
- Trường hợp tai nạn, sự cố xảy ra trong khi tàu hành trình trên biển: kháng nghị hàng hải phải được trình cơ quan có thẩm quyền xác nhận chậm nhất 24 giờ kể từ khi tàu ghé vào cảng biển đầu tiên.
- Trường hợp tai nạn, sự cố xảy ra tại cảng biển Việt Nam: kháng nghị hàng hải phải được trình cơ quan có thẩm quyền xác nhận chậm nhất 24 giờ kể từ khi xảy ra tai nạn, sự cố đó.
- Trường hợp tai nạn, sự cố xảy ra có liên quan đến hàng hóa trong hầm hàng: kháng nghị hàng hải phải được trình cơ quan có thẩm quyền xác nhận trước khi mở nắp hầm hàng.
Tùy vào trường hợp cụ thể, thuyền trưởng cần cân nhắc và thực hiện kháng nghị hàng hải theo quy định tại các mốc thời gian trên để tránh việc kháng nghị bị quá hạn.
2.3 Trình kháng nghị hàng hải bổ sung
Thuyền trưởng có quyền lập kháng nghị hàng hải bổ sung nếu thấy cần thiết và trình cho cơ quan có thẩm quyền xác nhận.
Trong quá trình kháng nghị hàng hải, thuyền trưởng xem xét và lập kháng nghị hàng hải bổ sung để việc kháng nghị được chính xác và đầy đủ nhất.
2.4 Giá Trị Kháng Nghị Hàng Hải
Kháng nghị hàng hải có giá trị pháp lý như sau:
- Kháng nghị hàng hải sẽ có giá trị như là một chứng cứ thiết thực và là căn cứ khi giải quyết tranh chấp có liên quan.
- Kháng nghị hàng hải đã được xác nhận không miễn trừ trách nhiệm của thuyền trưởng đối với sự kiện có liên quan.
Trên đây là các nội dung cần thiết liên quan đến kháng nghị hàng hải là gì? Trình tự, thủ tục như thế nào?. Trong trường hợp quý khách hàng cần thêm thông tin liên quan đến các thủ tục tố tụng, Công ty luật ACC, với đội ngũ nhân lực giàu kinh nghiệm, hi vọng sẽ là trợ thủ đắc lực, đồng hàng cùng quý khách hàng và cung cấp các dịch vụ tư vấn, tố tụng chuyên nghiệp và nhanh chóng nhất.
Công ty Luật ACC – Đồng hành pháp lý cùng bạn
Liên hệ với chúng tôi:
- Tư vấn pháp lý: 1900.3330
- Zalo: 084.696.7979
- Văn phòng: (028) 777.00.888
Nội dung bài viết:
Bình luận