Kháng cáo, kháng nghị là các thủ tục tố tụng quan trọng và được luật quy định với thời hạn nhất định. Vậy thời hạn kháng cáo, kháng nghị trong vụ án hành chính được cụ thể như thế nào và trong trường hợp kháng cáo kháng nghị quá hạn sẽ được giải quyết ra sao? Hãy cùng ACC tìm hiểu thông qua nội dung bài viết dưới đây.
1. Kháng cáo, kháng nghị là gì?
Kháng cáo là thủ tục yêu cầu Tòa án cấp trên so với Tòa án cấp xét xử phúc thẩm nhằm xét xử phúc thẩm đối với bản án, quyết định của tòa án nếu đương sự không đồng ý với một phần hoặc toàn bộ nội dung của bán án, quyết định.
Kháng nghị là thủ tục tố tụng do hành vi của người có thẩm quyền để đề nghị Tòa án xem xét lại toàn bộ hoặc một phần bản án, quyết định của Tòa án nhằm giúp việc xét xử được thực hiện một cách công bằng, bảo vệ tốt nhất quyền lợi của các bên.
2. Thời hạn kháng cáo, kháng nghị trong vụ án hành chính
2.1 Thời hạn kháng cáo
Căn cứ Điều 206 Luật Tố Tụng Hành Chính 2015: "Thời hạn kháng cáo đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày kể từ ngày tuyên án; đối với đương sự không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày bản án được giao cho họ hoặc được niêm yết. Đối với trường hợp đương sự đã tham gia phiên tòa nhưng vắng mặt khi Tòa án tuyên án mà không có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo kể từ ngày tuyên án."
Do đó, thời hạn kháng cáo là sau 15 ngày kể từ ngày tuyên án. Trong một số trường hợp đặc biệt do sự vắng mặt của đương sự thì thời hạn kháng cáo được tính kể từ ngày tuyên án, bản án được giao cho đương sự hoặc bản án được niêm yết.
2.2 Thời hạn kháng nghị
Thời hạn kháng nghị đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm của Viện kiểm sát cùng cấp là 15 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 30 ngày kể từ ngày tuyên án.
2.3. Thông báo về việc kháng nghị
Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị sẽ gửi quyết định kháng nghị cho các đương sự có liên quan đến vụ án bị kháng nghị.
Đương sự được thông báo về việc kháng nghị có quyền gửi văn bản ghi ý kiến của mình về nội dung kháng nghị cho Tòa án cấp phúc thẩm. Văn bản ghi ý kiến của đương sự sẽ được đưa vào hồ sơ vụ án.
2.4. Hậu quả của việc kháng nghị
Trừ trường hợp bắt buộc phải thi hành ngay theo quy định của pháp luật, phần của bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng nghị sẽ chưa được thi hành.
Bản án, quyết định hoặc phần của bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm không bị kháng nghị thì có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng nghị.
3. Kháng cáo, kháng nghị quá hạn trong tố tụng hành chính
Kháng cáo, kháng nghị quá hạn là trường hợp kháng cáo sau 15 ngày kể từ ngày tuyên án, kháng nghị sau 15 ngày đối với Viện kiểm sát cùng cấp và sau 30 đối với Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp kể từ ngày tuyên án.
Trong trường hợp kháng cáo quá hạn thì đương sự phải kèm theo đơn kháng cáo bản tường trình về lý do kháng cáo quá hạn và các tài liệu, chứng cứ (nếu có) cho Tòa án.
Trong trường hợp kháng nghị quá hạn sẽ gây hạn chế trong việc thực hiện bản án, quyết định pháp luật. Do đó, khi Tòa án nhận được quyết định kháng nghị của Viện kiểm sát mà quyết định kháng nghị quá hạn thì Viện kiểm sát phải giải thích bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trên đây là các nội dung cần thiết liên quan đến thời hạn kháng cáo, kháng nghị trong vụ án hành chính. Trong trường hợp quý khách hàng cần thêm thông tin liên quan đến các thủ tục tố tụng, Công ty luật ACC, với đội ngũ nhân lực giàu kinh nghiệm, hi vọng sẽ là trợ thủ đắc lực, đồng hàng cùng quý khách hàng và cung cấp các dịch vụ tư vấn, tố tụng chuyên nghiệp và nhanh chóng nhất.
Công ty Luật ACC – Đồng hành pháp lý cùng bạn
Liên hệ với chúng tôi:
- Tư vấn pháp lý: 1900.3330
- Zalo: 084.696.7979
- Văn phòng: (028) 777.00.888
Nội dung bài viết:
Bình luận