Từ "khai thác" khi nhắc đến thì mỗi người sẽ liên tưởng đến một hoạt động khác nhau cũng như có cách hiểu khác nhau. Bởi vì có nhiều cách hiểu và cách giải thích nên từ "khai thác" cũng nhận được sự quan tâm của rất nhiều người. Do đó, bài viết này sẽ giới thiệu đến quý bạn đọc về khai thác là gì? (cập nhật 2022).
Khai thác là gì? (cập nhật 2022)
1. Khai thác là gì?
Ta có thể hiểu từ "khai thác" trong tiếng Việt theo một số nghĩa như sau:
+ Hoạt động để thu lấy những sản vật có sẵn trong tự nhiên (ví dụ: khai thác tài nguyên khai thác lâm thổ sản).
+ Tận dụng hết khả năng tiềm tàng, đang ẩn giấu (ví dụ: khai thác khả năng của đồng bằng sông Cửu Long).
+ Tra xét, dò hỏi để biết thêm điều bí mật (Ví dụ: khai thác tù binh).
Thông thường, khi nhắc đến từ khai thác thì người ta thường liên tưởng ngay đến nghĩa đầu tiên đã giới thiệu ở trên, đó là: Hoạt động để thu lấy những sản vật có sẵn trong tự nhiên: khai thác tài nguyên khai thác lâm thổ sản.
2. Một số hoạt động khai thác và quy định của pháp luật hiện hành
Khai thác khoáng sản
Khái niệm:
Theo quy định tại Luật khoáng sản năm 2010:
Khoáng sản là khoáng vật, khoáng chất có ích được tích tụ tự nhiên ở thể rắn, thể lỏng, thể khí tồn tại trong lòng đất, trên mặt đất, bao gồm cả khoáng vật, khoáng chất ở bãi thải của mỏ.
Khai thác khoáng sản là hoạt động nhằm thu hồi khoáng sản, bao gồm xây dựng cơ bản mỏ, khai đào, phân loại, làm giàu và các hoạt động khác có liên quan.
Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản:
Điều 51 Luật khoáng sản năm 2010 quy định:
Tổ chức, cá nhân đăng ký kinh doanh ngành nghề khai thác khoáng sản được khai thác khoáng sản bao gồm:
a) Doanh nghiệp được thành lập theo Luật doanh nghiệp;
b) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thành lập theo Luật hợp tác xã.
Hộ kinh doanh đăng ký kinh doanh ngành nghề khai thác khoáng sản được khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, khai thác tận thu khoáng sản.
Điều kiện của hộ kinh doanh được khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, khai thác tận thu khoáng sản được quy định tại Điều 36 Nghị định 158/2016/NĐ-CP như sau:
Hộ kinh doanh quy định tại khoản 2 Điều 51 Luật khoáng sản được cấp Giấy phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Có báo cáo kinh tế kỹ thuật khai thác khoáng sản ở khu vực đã thăm dò và phê duyệt trữ lượng phù hợp với quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản tỉnh, thành phố nơi có khoáng sản. Báo cáo kinh tế kỹ thuật khai thác khoáng sản phải có phương án sử dụng nhân lực chuyên ngành, thiết bị, công nghệ, phương pháp khai thác phù hợp;
b) Có kế hoạch bảo vệ môi trường kèm theo văn bản phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
c) Quy mô công suất khai thác không quá 3.000 m3 sản phẩm là khoáng sản nguyên khai/năm.
Nguyên tắc và điều kiện cấp Giấy phép khai thác khoáng sản:
Khoản 1 Điều 53 Luật khoáng sản năm 2010 quy định, việc cấp Giấy phép khai thác khoáng sản phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
a) Giấy phép khai thác khoáng sản chỉ được cấp ở khu vực không có tổ chức, cá nhân đang thăm dò, khai thác khoáng sản hợp pháp và không thuộc khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản, khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia;
b) Không chia cắt khu vực khoáng sản có thể đầu tư khai thác hiệu quả ở quy mô lớn để cấp Giấy phép khai thác khoáng sản cho nhiều tổ chức, cá nhân khai thác ở quy mô nhỏ.
Khoản 2 Điều 53 Luật khoáng sản năm 2010 quy định, tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép khai thác khoáng sản phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có dự án đầu tư khai thác khoáng sản ở khu vực đã thăm dò, phê duyệt trữ lượng phù hợp với quy hoạch quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều 10 của Luật này. Dự án đầu tư khai thác khoáng sản phải có phương án sử dụng nhân lực chuyên ngành, thiết bị, công nghệ, phương pháp khai thác tiên tiến phù hợp; đối với khoáng sản độc hại còn phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép bằng văn bản;
b) Có báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
c) Có vốn chủ sở hữu ít nhất bằng 30% tổng số vốn đầu tư của dự án đầu tư khai thác khoáng sản.
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản:
Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản có các quyền sau đây:
a) Sử dụng thông tin về khoáng sản liên quan đến mục đích khai thác và khu vực được phép khai thác;
b) Tiến hành khai thác khoáng sản theo Giấy phép khai thác khoáng sản;
c) Được thăm dò nâng cấp trữ lượng khoáng sản trong phạm vi diện tích, độ sâu được phép khai thác, nhưng phải thông báo khối lượng, thời gian thăm dò nâng cấp cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép trước khi thực hiện;
d) Cất giữ, vận chuyển, tiêu thụ và xuất khẩu khoáng sản đã khai thác theo quy định của pháp luật;
đ) Đề nghị gia hạn, trả lại Giấy phép khai thác khoáng sản hoặc trả lại một phần diện tích khu vực khai thác khoáng sản;
e) Chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản;
g) Khiếu nại, khởi kiện quyết định thu hồi Giấy phép khai thác khoáng sản hoặc quyết định khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
h) Thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai phù hợp với dự án đầu tư khai thác khoáng sản, thiết kế mỏ đã được phê duyệt;
i) Quyền khác theo quy định của pháp luật.
Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản có các nghĩa vụ sau đây:
a) Nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, lệ phí cấp Giấy phép khai thác khoáng sản, thuế, phí và thực hiện các nghĩa vụ về tài chính khác theo quy định của pháp luật;
b) Bảo đảm tiến độ xây dựng cơ bản mỏ và hoạt động khai thác xác định trong dự án đầu tư khai thác khoáng sản, thiết kế mỏ;
c) Đăng ký ngày bắt đầu xây dựng cơ bản mỏ, ngày bắt đầu khai thác với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép và thông báo cho Ủy ban nhân dân các cấp nơi có mỏ trước khi thực hiện;
d) Khai thác tối đa khoáng sản chính, khoáng sản đi kèm; bảo vệ tài nguyên khoáng sản; thực hiện an toàn lao động, vệ sinh lao động và các biện pháp bảo vệ môi trường;
đ) Thu thập, lưu giữ thông tin về kết quả thăm dò nâng cấp trữ lượng khoáng sản và khai thác khoáng sản;
e) Báo cáo kết quả khai thác khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
g) Bồi thường thiệt hại do hoạt động khai thác khoáng sản gây ra;
h) Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân khác tiến hành hoạt động nghiên cứu khoa học được Nhà nước cho phép trong khu vực khai thác khoáng sản;
i) Đóng cửa mỏ, phục hồi môi trường và đất đai khi Giấy phép khai thác khoáng sản chấm dứt hiệu lực;
k) Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
3. Một số câu hỏi thường gặp
Khai thác trong tiếng Anh là gì?
Khai thác trong tiếng Anh là: Exploit.
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác khoáng sản gồm những gì?
+ Đơn đề nghị cấp Giấy phép khai thác khoáng sản;
+ Bản đồ khu vực khai thác khoáng sản;
+ Quyết định phê duyệt trữ lượng khoáng sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
+ Dự án đầu tư khai thác khoáng sản kèm theo quyết định phê duyệt và bản sao giấy chứng nhận đầu tư;
+ Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường;
+ Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
+ Trường hợp trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản thì phải có văn bản xác nhận trúng đấu giá;
+ Văn bản xác nhận vốn chủ sở hữu.
Khai thác trái phép khoáng sản bị xử lý như thế nào?
Khai thác trái phép khoáng sản có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tội khai thác khoáng sản trái phép hiện nay được quy định tại Điều 227 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017.
Trên đây là toàn bộ nội dung về Khai thác là gì? (cập nhật 2022) mà chúng tôi muốn giới thiệu đến quý bạn đọc. Trong quá trình tìm hiểu vấn đề, nếu có bất kỳ thắc mắc nào hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất. Chúng tôi có các dịch vụ hỗ trợ mà bạn cần.
Nội dung bài viết:
Bình luận