Khái niệm văn bản là gì? (cập nhật 2024)

Trong cuộc sống, văn bản xuất hiện ở khắp mọi nơi và trở thành một phương tiện truyền đạt thông tin phổ biến nhất. Tuy vậy, không phải ai cũng biết cụ thể khái niệm văn bản là gì? Bài viết dưới đây, ACC sẽ phân tích, làm rõ vấn đề về khái niệm văn bản là gì đề Quý bạn đọc có thể hiểu rõ về vấn đề khái niệm văn bản là gì này.

khái niệm văn bản là gì
Khái niệm văn bản là gì?

1. Khái niệm văn bản là gì?

Khái niệm văn bản là gì? Văn bản là hình thức thể hiện và truyền đạt bằng ngôn ngữ viết trên các chất liệu chuyên môn, nêu ra ý chí của một chủ thể tới chủ thể khác nhằm mục đích thông báo hay đòi hỏi đối tượng tiếp nhận phải thực hiện một hành vi nhất định đáp ứng nhu cầu của người soạn thảo. Hay nói cách khác văn bản là một phương tiện để ghi nhận, lưu giữ và truyền đạt các thông tin, quyết định từ chủ thể này sang chủ thể khác bằng một ký hiệu hay ngôn ngữ nhất định nào đó.

2. Vai trò của văn bản

  • Thu thập thông tin, đảm bảo thông tin chính xác cho hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước.
  • Phương tiện truyền đạt các quyết định quản lý.
  • Phương tiện kiểm tra, theo dõi hoạt động của bộ máy lãnh đạo và quản lý.
  • Phương tiện điều chỉnh các quan hệ xã hội.
  • Thước đo sự phát triển của xã hội

3. Các thể loại văn bản thường gặp

Trong đời sống, văn bản xuất hiện ở khắp mọi nơi và trở thành một phương tiện truyền đạt thông tin phổ biến nhất. Khái niệm văn bản là gì, chúng ta thường hay bắt gặp những loại văn bản nào?

Trong đời sống, chúng ta sẽ thường hay bắt gặp các loại văn bản:

  • Văn kiện;
  • Văn bản quy phạm pháp luật: Luật, Nghị định, Nghị quyết, Pháp lệnh, Thông tư, Quyết định, Chỉ thị;
  • Văn bản hành chính: Nghị quyết (cá biệt), quyết định (cá biệt), chỉ thị, quy chế, quy định, thông cáo, thông báo, hướng dẫn, chương trình, kế hoạch, phương án, đề án, dự án, báo cáo, biên bản, tờ trình, hợp đồng, công văn, công điện, bản ghi nhớ, bản thỏa thuận, giấy ủy quyền, giấy mời, giấy giới thiệu, giấy nghỉ phép, phiếu gửi, phiếu chuyển, phiếu báo, thư công;
  • Bia đá;
  • Hợp đồng;
  • Hóa đơn;
  • Chứng chỉ, văn bằng (các loại bằng cấp);
  • Sec;
  • Di chúc‎;
  • Điều lệ chính trị‎;
  • Tuyên ngôn độc lập‎;

4. Chức năng của văn bản

Ngoài khái niệm văn bản là gì, để hiểu rõ hơn về văn bản, ta cùng nhau tìm hiểu về chức năng của văn bản.

Chức năng thông tin:

Ban đầu, văn bản được tạo ra do nhu cầu giao tiếp, do đó chức năng thông tin có ở tất cả các loại văn bản. Đây là chức năng quan trọng nhất của văn bản, bởi vì thông qua chức năng này thì các chức năng khác mới được thực hiện.

Để văn bản có chức năng thông tin và làm tốt chức năng thông tin, khi ban hành văn bản phải thu thập thông tin một cách nghiêm túc, chọn lọc ngôn ngữ để diễn đạt làm cho các thông báo trở thành tin, thông tin chứa trong văn bản phải thỏa mãn yêu cầu đầy đủ, chính xác, kịp thời.

Chức năng pháp lý:

Chức năng quản lý này chỉ có ở trong văn bản quản lý nhà nước, điều này phản ánh nội dung văn bản quản lý nhà nước (đặc biệt là văn bản quy phạm pháp luật). Nó chứa đựng các quy phạm, các quy định, các tiêu chuẩn, các chế độ, chính sách. Các điều đó là cơ sở cho các cơ quan nhà nước, cán bộ công chức thực thi công vụ.

Chức năng pháp lý của văn bản cho phép trong trật tự pháp lý của nó thì công dân được làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm, đồng thời nêu các quyền và nghĩa vụ của công dân. Mặt khác, chức năng này làm cơ sở để quản lý bộ máy nhà nước, để xây dựng biên chế, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan trong bộ máy nhà nước.

Có thể hiểu chức năng pháp lý của Nhà nước như sau:

  • Làm căn cứ cho các hoạt động quản lý, đồng thời là ràng buộc trách nhiệm của cơ quan nhà nước về các vấn đề xã hội mà các cơ quan nhà nước với tư cách là cơ quan quản lý các lĩnh vực đấy.
  • Là cơ sở pháp lý để công dân thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.

Văn bản quản lý nhà nước (đặc biệt là văn bản quy phạm pháp luật) là hình thức pháp luật của quản lý (luật là hình thức, quy phạm là nội dung).

Chức năng quản lý:

Chức năng quản lý là chức năng có ở những văn bản được sản sinh trong môi trường quản lý. Chức năng quản lý của văn bản thể hiện ở việc chúng tham gia vào tất cả các giai đoạn của quá trình quản lý.

Quản lý là một quá trình bao gồm nhiều khâu. Từ hoạch định, xây dựng, tổ chức, xây dựng biên chế, ra quyết định, tổ chức thực hiện quyết định, kiểm tra đánh giá. Trong các khâu nói trên, khâu nào cũng cần có sự tham gia của văn bản; trong hoạt động quản lý xã hội hiện đại thì mọi quyết định quản lý đều phải thể hiện bằng văn bản. Như vậy văn bản là một công cụ đầy hiệu lực trong một quá trình quản lý.

Để văn bản thực hiện tốt chức năng quản lý thì quá trình thương thảo văn bản phải nghiêm túc, văn bản phải đầy đủ yêu cầu về thể thức và phải được ban hành kịp thời.

Chức năng văn hóa-xã hội:

Văn hóa là tổng thể giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lao động quản lý, nó được dùng làm một phương tiện để ghi chép lại những kinh nghiệm quản lý, kinh nghiệm lao động sản xuất từ thế hệ này sang thế hệ khác. Với ý nghĩa ấy, văn bản luôn có chức năng văn hóa.

Khi có chức năng văn hóa thì liền sau đó văn bản làm chức năng văn hóa, điều đó bắt buộc mọi người sử dụng văn bản phải làm cho văn bản có tính văn hóa. Lao động soạn thảo văn bản càng nghiêm túc bao nhiêu thì tính văn hóa của văn bản càng nhiều.

Các chức năng khác:

Trong đời sống xã hội, ngoài những chức năng nêu trên, văn bản còn thể hiện các chức năng khác như chức năng giao tiếp, thống kê, sử liệu, ….

Chức năng giao tiếp, hoạt động sản sinh văn bản phục vụ giao tiếp giữa các quốc gia, giữa cơ quan với cơ quan, …. Thông qua chức năng này, mối quan hệ giữa con người với con người, cơ quan với cơ quan, nước này với nước khác được thắt chặt chẽ hơn và ngược lại.

Với chức năng thống kê văn bản sẽ là công cụ để nói lên tiếng nói của những con số, những sự kiện, vấn đề và khi ở trong văn bản thì những con số, những sự kiện, những vấn đề trở nên biết nói.

Với chức năng sử liệu, văn bản là một công cụ dùng để ghi lại lịch sử của một dân tộc, một quốc gia, một thời đại, cơ quan, tổ chức. Có thể nói văn bản là một công cụ khách quan để ghi nhận về quá trình lịch sử phát triển của một tổ chức, một quốc gia.

Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan câu hỏi khái niệm văn bản là gì do Công ty Luật ACC cung cấp kiến thức đến khách hàng. Nếu Quý khách hàng có thắc mắc liên quan đến vấn đề khái niệm văn bản là gì, hãy liên hệ với ACC qua các thông tin sau để được đội ngũ chuyên viên của chúng tôi giải đáp, tư vấn nhiệt tình.

Hotline: 1900.3330
Zalo: 0846967979
Gmail: [email protected]
Website: accgroup.vn

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo