Thủ tục hành chính là một thuật ngữ được nhắc đến để tiến hành một công việc với nội dung, trình tự nhất định theo quy định của pháp luật. Vậy khái niệm thủ tục hành chính là gì, đặc điểm, phân loại thủ tục hành chính như thế nào, các giai đoạn của thủ tục hành chính là gì? Mời quý bạn đọc cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây của chúng tôi.
1. Căn cứ pháp lý
Nghị định 63/2010/NĐ-CP Về kiểm soát thủ tục hành chính
2. Khái niệm thủ tục hành chính là gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 63/2010/NĐ-CP, thủ tục hành chính là trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định để giải quyết một công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức.
Như vậy, có thể hiểu thủ tục hành chính là cách thức và trình tự thực hiện thẩm quyền quản lí hành chính nhà nước của các chủ thể quản lí hành chính nhà nước nhằm thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình trong quản lí hành chính nhà nước theo quy định của pháp luật.
Thủ tục hành chính bao gồm:
- Trình tự giải quyết một công việc cụ thể cho cá nhân, tổ chức của đối tượng thực hiện thủ tục hành chính và cơ quan giải quyết thủ tục hành chính;
- Các loại giấy tờ mà đối tượng thực hiện thủ tục hành chính cần xuất trình cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính;
- Những đòi hỏi mà đối tượng thực hiện thủ tục hành chính phải đáp ứng hoặc phải làm khi thực hiện một thủ tục hành chính cụ thể.
3. Nguyên tắc của thủ tục hành chính
Thủ tục hành chính cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Đơn giản, dễ hiểu và dễ thực hiện.
- Phù hợp với mục tiêu quản lý hành chính nhà nước.
- Bảo đảm quyền bình đẳng của các đối tượng thực hiện thủ tục hành chính.
- Tiết kiệm thời gian và chi phí của cá nhân, tổ chức và cơ quan hành chính nhà nước.
- Đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất, đồng bộ, hiệu quả của các quy định về thủ tục hành chính; thủ tục hành chính phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định trên cơ sở bảo đảm tính liên thông giữa các thủ tục hành chính liên quan, thực hiện phân công, phân cấp rõ ràng, minh bạch, hợp lý; dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của cơ quan nào, cơ quan đó phải có trách nhiệm hoàn chỉnh.
4. Phân loại thủ tục hành chính
Thủ tục hành chính được phân loại theo các tiêu chí sau:
- Căn cứ vào lĩnh vực thực hiện thủ tục hành chính, thủ tục hành chính được chia thành: Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp; đăng ký đầu tư; cấp giấy phép kinh doanh; nhập khẩu hàng hóa; đăng ký khai sinh; ly hôn; chuyển nhượng quyền sử dụng đất,…
- Căn cứ vào cơ quan thực hiện, thủ tục hành chính được chia thành: thủ tục hành chính cấp xã, thủ tục hành chính cấp huyện; thủ tục hành chính cấp tỉnh.
- Căn cứ vào tính chất công việc, thủ tục hành chính được chia thành: Thủ tục hành chính nội bộ; thủ tục hành chính liên hệ và thủ tục hành chính văn thư.
5. Đặc điểm của thủ tục hành chính là gì?
Các thủ tục hành chính có những đặc điểm chung như:
- Được thực hiện bởi các chủ thể quản lý hành chính nhà nước và dựa trên cơ sở những quy định cụ thể trong từng lĩnh vực được cơ quan nhà nước quy định và ban hành.
- Có tính mềm dẻo, linh hoạt.
- Thủ tục hành chính là một hệ thống những quy định phức tạp của nhiều lĩnh vực trong xã hội, và chỉ cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền mới có quyền thực hiện và thực hiện trong phạm vi thẩm quyền do pháp luật quy định.
- Thủ tục hành chính phải được thực hiện đúng pháp luật, được kiểm soát bởi các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong xã hội.
- Thủ tục hành chính thể hiện quyền lực của nhà nước trong hoạt động quản lý nhà nước.
- Thủ tục hành chính có thể được thay đổi thường xuyên, liên tục để phù hợp với sự phát triển của đất nước, xã hội.
6. Các giai đoạn của thủ tục hành chính là gì?
Thông thường, một thủ tục hành chính bao gồm các giai đoạn sau:
- Khởi xướng vụ việc: Đây là giai đoạn đầu tiên của thủ tục hành chính. Giai đoạn này được thực hiện bởi chủ thể có thẩm quyền khi xem xét các điều kiện, căn cứ làm phát sinh hoặc chấm dứt thủ tục hành chính.
- Xem xét và ra quyết định giải quyết vụ việc: Đây là giai đoạn quan trọng nhất của thủ tục hành chính, bởi trong giai đoạn này, chủ thể thực hiện phải tiến hành các hoạt động như thu thập, nghiên cứu, đánh giá các thông tin liên quan đến việc cần giải quyết, lựa chọn, áp dụng các quy phạm pháp luật.
- Thi hành quyết định hành chính: Đây là giai đoạn các đối tượng có liên quan phải thực hiện quyền và nghĩa vụ nêu trong quy định. Mặt khác, chủ thể có thẩm quyền có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế đối tượng bị tác động trong trường hợp cần thiết buộc phải thi hành quyết định.
- Khiếu nại, giải quyết khiếu nại, xem xét lại quyết định đã ban hành. Theo đó, các đối tượng có quyền, lợi ích liên quan trực tiếp tới quyết định đã ban hành, có quyền khiếu nại sau khi quyết định mới được ban hành hoặc sau khi thi hành quyết định nhằm yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét lại quyết định, khi họ cho rằng quyết định đó đã xâm phạm đến quyền và lợi ích của họ. Bản thân cơ quan ban hành quyết định cũng có trách nhiệm xem xét lại quyết định. Nếu thấy trái pháp luật, phải kịp thời sửa chữa, khắc phục ngay cả khi không có khiếu nại.
Tuy nhiên không phải lúc nào các thủ tục hành chính phải giải quyết vụ việc cũng phải trải qua 4 giai đoạn. Thông thường, các thủ tục hành chính bao gồm 3 giai đoạn: khởi xướng, xem xét, ra quyết định giải quyết và thi hành quyết định hành chính. Giai đoạn cuối chỉ xảy ra khi đối tượng thực hiện thủ tục hành chính cho rằng quyết định đó đã xâm phạm đến quyền và lợi ích của họ và làm thủ tục khiếu nại quyết định hành chính đã ban hành.
6. Những câu hỏi thường gặp
6.1 Việc quy định thủ tục hành chính phải đáp ứng những yêu cầu gì?
- Thủ tục hành chính phải được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật theo đúng thẩm quyền được quy định tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
- Việc quy định một thủ tục hành chính chỉ hoàn thành khi đáp ứng đầy đủ các bộ phận tạo thành cơ bản sau đây:
+ Tên thủ tục hành chính;
+ Trình tự thực hiện;
+ Cách thức thực hiện;
+ Thành phần, số lượng hồ sơ;
+ Thời hạn giải quyết;
+ Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính;
+ Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính;
+ Trường hợp thủ tục hành chính phải có mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính; kết quả thực hiện thủ tục hành chính; yêu cầu, điều kiện; phí, lệ phí thì mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính; kết quả thực hiện thủ tục hành chính; yêu cầu, điều kiện; phí, lệ phí là bộ phận tạo thành của thủ tục hành chính. - Khi được luật giao quy định về thủ tục hành chính, cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật có trách nhiệm quy định đầy đủ, rõ ràng, chi tiết, cụ thể về các bộ phận tạo thành của thủ tục hành chính.
6.2 Cán bộ, công chức được phân công thực hiện thủ tục hành chính không được làm gì?
- Tiết lộ thông tin về hồ sơ tài liệu và các thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân của đối tượng thực hiện thủ tục hành chính mà mình biết được khi thực hiện thủ tục hành chính
- Từ chối thực hiện, kéo dài thời gian thực hiện hoặc tự ý yêu cầu bổ sung thêm hồ sơ, giấy tờ ngoài quy định mà không nêu rõ lý do bằng văn bản;
- Hách dịch, cửa quyền, sách nhiễu, gây phiền hà, gây khó khăn cho đối tượng thực hiện thủ tục hành chính; lợi dụng các quy định, các vướng mắc về thủ tục hành chính để trục lợi;
- Nhận tiền hoặc quà biếu dưới bất cứ hình thức nào từ đối tượng thực hiện thủ tục hành chính khi tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính ngoài phí, lệ phí thực hiện thủ tục hành chính đã được quy định và công bố công khai;
- Đùn đẩy trách nhiệm, thiếu hợp tác, chậm trễ, gây cản trở trong thực hiện nhiệm vụ được giao.
6.3 Công ty Luật ACC có cung cấp dịch vụ tư vấn về khái niệm thủ tục hành chính là gì không?
Hiện là công ty luật uy tín và có các văn phòng luật sư cũng như cộng tác viên khắp các tỉnh thành trên toàn quốc, Công ty Luật ACC thực hiện việc cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý cho quý khách hàng, trong đó có dịch vụ làm tư vấn về khái niệm thủ tục hành chính là gì uy tín, trọn gói cho khách hàng.
6.4 Chi phí dịch vụ tư vấn về khái niệm thủ tục hành chính là gì của công ty Luật ACC là bao nhiêu?
Công ty Luật ACC luôn báo giá trọn gói, nghĩa là không phát sinh. Luôn đảm bảo hoàn thành công việc mà khách hàng yêu cầu; cam kết hoàn tiền nếu không thực hiện đúng, đủ, chính xác như những gì đã giao kết ban đầu. Quy định rõ trong hợp đồng ký kết.
Trên đây là những quy định pháp lý về khái niệm thủ tục hành chính là gì do Công ty luật ACC tổng hợp và gửi đến bạn đọc. Hy vọng rằng những nội dung trên đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn và chính xác về thủ tục hành chính, đặc điểm của thủ tục hành chính và các giai đoạn của thủ tục hành chính. Nếu bạn đọc cần sự hỗ trợ tư vấn trực tiếp hoặc yêu cầu sử dụng dịch vụ thì hãy liên hệ cho chúng tôi thông qua:
- Hotline: 19003330
- Zalo: 084 696 7979
- Gmail: [email protected]
Nội dung bài viết:
Bình luận