Trong quá trình duy trì và phát triển doanh nghiệp, vấn đề quản trị doanh nghiệp đóng một vai trò vô cùng quan trọng, góp phần xây dựng cấu trúc, tổ chức doanh nghiệp phù hợp với đặc điểm, mục tiêu của công ty. Vậy khái niệm quản trị doanh nghiệp là gì? Mời quý bạn đọc tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết dưới đây của chúng tôi.
1. Khái niệm quản trị doanh nghiệp là gì?
Quản trị là một tiến trình thực hiện các hoạt động, phối hợp các hoạt động của nhiều người trong một tổ chức để đạt được những hiệu quả, mục tiêu đã đề ra.
Quản trị doanh nghiệp là hệ thống các quy tắc, cơ chế, quy định mà thông qua đó doanh nghiệp được điều hành và kiểm soát. Về cơ bản, quản trị doanh nghiệp liên quan đến việc cân bằng lợi ích của các bên liên quan như: cổ đông, người quản lý, khách hàng, nhà cung cấp, người xuất vốn, chính phủ và cộng đồng. Đó là một quá trình tác động liên tục, có tổ chức, có hướng đích của chủ doanh nghiệp tới tập thể những người lao động trong doanh nghiệp, sử dụng một cách tốt nhất những tiềm năng và cơ hội để tiến hành hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp, kiểm soát nội bộ, các hoạt động công bố thông tin trong doanh nghiệp;…
2. Chức năng của quản trị doanh nghiệp
Sau khi tìm hiểu được khái niệm quản trị doanh nghiệp là gì, mời quý bạn đọc cùng tìm hiểu về chức năng của quản trị doanh nghiệp. Cụ thể, trong quản trị doanh nghiệp phải đảm bảo được 4 chức năng cơ bản: Chức năng hoạch định và dự báo, Chức năng tổ chức thực hiện, Chức năng lãnh đạo, chỉ đạo, Chức năng kiểm tra kiểm soát và ra các quyết định điều chỉnh.
2.1. Chức năng hoạch định và dự báo
Đây là chức năng cơ bản và đầu tiên của quá trình quản trị doanh nghiệp. Hoạch định là định hướng, xác định hướng đi doanh nghiệp trong tương lai, đồng thời dự báo các trường hợp có thể xảy ra trong tương lai. Doanh nghiệp xây dựng mục tiêu, các nguồn nhân lực cần có, các công việc chi tiết để thực hiện trong phạm vi nguồn lực và thời gian đã định sẵn.
2.2. Chức năng tổ chức thực hiện
Tổ chức thực hiện kế hoạch bao gồm tổ chức bộ máy và con người từ hình thành cơ cấu tổ chức cho đến phân công nhân lực, phân công công tác, phân bổ nguồn lực theo từng cá nhân, nhóm người, bộ phận chức năng trong một doanh nghiệp. Bởi một doanh nghiệp hoạt động tốt khi và chỉ khi có đủ lượng vốn, nhân sự, nguyên liệu sản xuất và cần có một cơ cấu tổ chức chặt chẽ để doanh nghiệp hoạt động ổn định, liên tục.
2.3. Chức năng lãnh đạo, chỉ đạo
Đây là một trong những chức năng đóng vai trò quan trọng, chủ yếu trong quá trình quản trị doanh nghiệp. Trong quá trình thực hiện chức năng lãnh đạo, chỉ đạo sẽ thực hiện bao gồm nhiều hoạt động liên quan đến cơ chế, chính sách hành vi, phong cách làm việc và quản trị nhằm khuyến khích nhân viên nỗ lực thực hiện các nhiệm vụ của mình.
2.4. Chức năng điều phối
Chức năng điều phối trong quản trị doanh nghiệp nhằm mục đích khuyến khích tạo động lực, duy trì kỷ luật công ty đồng thời tạo không khí thỏa mái. Khi đó, các hoạt động của doanh nghiệp được phối hợp một cách nhịp nhàng, ăn ý, hiệu quả hơn.
2.5. Chức năng kiểm tra kiểm soát và ra các quyết định điều chỉnh trong quá trình kinh doanh
Kiểm tra và theo dõi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là điều không thể thiếu, bởi trong quá trình vận hành những vấn đề rủi ro xảy ra là điều khó tránh khỏi. Do đó, doanh nghiệp cần có cách thức theo dõi để đảm bảo tiến độ làm việc và vận hành của doanh nghiệp.
3. Nguyên tắc quản trị doanh nghiệp
Trên thực tế trong quá trình phát triển, quản lý doanh nghiệp, có rất nhiều lý thuyết và nguyên tắc quản trị doanh nghiệp được chia sẻ. Mỗi lý thuyết, nguyên tắc đều phù hợp với quy mô và điều kiện, khả năng phát triển của mỗi một doanh nghiệp nhất định. Cho đến thời điểm hiện nay, bộ 14 nguyên tắc của Fayol là một trong những lý thuyết đầu tiên về quản lý được tạo ra, và được xem là toàn diện nhất.
- Chuyên môn hóa/Phân công hóa lao động;
- Thẩm quyền phải đi kèm với trách nhiệm tương ứng;
- Kỷ luật;
- Thống nhất về mệnh lệnh;
- Thống nhất về đường lối;
- Lợi ích chung cần đặt lên trên hết;
- Thù lao;
- Tập trung hóa;
- “Xích lãnh đạo”;
- Trật tự;
- Sự công bằng;
- Ổn định nhiệm vụ;
- Sáng kiến;
- Tinh thần đoàn kết.
4. Những câu hỏi thường gặp
Nguyên tắc Chuyên môn hóa/Phân công hóa lao động quản trị doanh nghiệp?
Chuyên môn hóa là một hình thức phân công lao động, trong đó cá nhân hoặc nhóm được phân công sẽ tập trung nỗ lực của mình vào một lĩnh vực nhất định.
Nguyên tắc Tập trung hóa trong quản trị doanh nghiệp?
Tập trung hóa là nguyên tắc đem quyền lực tập trung vào tay một hoặc một số người trong quản trị công ty.
Việc tập trung hóa đảm bảo cho tính thống nhất, sự đồng thuận và tính quyết đoán khi cần đưa ra một quyết sách trong doanh nghiệp.
Nguyên tắc thống nhất về mệnh lệnh trong quản trị doanh nghiệp?
Nguyên tắc này cần được thực hiện từ hai bên, nhằm tránh sự bối rối trong quá trình triển khai công việc:
Lãnh đạo chỉ đưa ra các mệnh lệnh dành cho cấp dưới thuộc quyền hạn của mình.
Nhân viên chỉ làm theo mệnh lệnh của cấp trên của mình.
Nguyên tắc thống nhất về đường lối trong quản trị doanh nghiệp?
Các nhóm, các phòng ban, các cá nhân, có thể làm các công việc khác nhau, nhưng cần có sự thống nhất về mục tiêu chung và được định hướng bởi một người đứng đầu. Các công việc, dự án nhỏ thống nhất trong một kế hoạch lớn và phối hợp nhịp nhàng với nhau.
Trên đây là những giải đáp về khái niệm quản trị doanh nghiệp là gì do Công ty luật ACC tổng hợp và gửi đến bạn đọc. Hy vọng rằng những nội dung trên đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn và chính xác về khái niệm quản trị doanh nghiệp là gì, chức năng của quản trị doanh nghiệp và nguyên tắc trong quản trị doanh nghiệp. Nếu bạn đọc cần sự hỗ trợ tư vấn trực tiếp hoặc yêu cầu sử dụng dịch vụ thì hãy liên hệ cho chúng tôi thông qua:
• Hotline: 19003330
• Zalo: 084 696 7979
• Gmail: [email protected]
Nội dung bài viết:
Bình luận