Khái niệm, đặc điểm pháp luật về hợp tác xã

Pháp luật về hợp tác xã có một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo cho hoạt động của hợp tác xã phát triển một cách ổn định và bền vững nhất. Vậy khái niệm pháp luật về hợp tác xã là gì? Đặc điểm của pháp luật về hợp tác xã là gì? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp các thắc mắc trên. 

Khái Niệm Pháp Luật Về Hợp Tác Xã

1. Hợp tác xã là gì?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Hợp tác xã 2012 thì hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.

2. Đặc điểm của hợp tác xã

Từ khái niệm hợp tác xã tại khoản 1 Điều 3 Luật Hợp tác xã 2012 rút ra một số đặc điểm của hợp tác xã như sau:

Thứ nhất, về loại hình kinh doanh thì Hợp tác xã là một tổ chức kinh tế tập thể, thuộc sở hữu chung của các thành viên hợp tác xã

Thứ hai, về thành viên, hợp tác xã phải có số lượng thành viên tối thiểu là 7 thành viên. Thành viên hợp tác xã có thể là:

  • Cá nhân: công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam, từ đủ 18 tuổi trở lên và có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
  • Hộ gia đình có người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật (Do mọi người cùng bầu ra)
  • Cơ quan, tổ chức là pháp nhân Việt Nam. Riêng đối với thành viên của hợp tác xã tạo việc làm chỉ có thể là cá nhân.

Thứ ba, về vốn, vồn của hợp tác xã bao gồm vốn góp của các thành viên; vốn huy động; vốn tích lũy; vốn từ các quỹ của hợp tác xã; vốn vay; vốn kinh doanh được, vốn hỗ trợ từ cá nhân hoặc Nhà nước và khối tài sản không chia.

Thứ tư, về việc góp vốn: Thành viên góp trên mức tối thiểu điều lệ quy định và không quá 20% tổng số vốn điều lệ.

Thứ năm, về trách nhiệm pháp lý: Hợp tác xã chịu trách nhiệm pháp lý trong phạm vi tài sản của hợp tác xã (Trừ khối tài sản không chia). Thành viên chịu trách nhiệm tài sản đối với phần vốn đã góp.

Thứ sáu, về tư cách pháp lý: Hợp tác xã là tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân.

3. Nguyên tắc tổ chức, hoạt động của hợp tác xã

- Cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân tự nguyện thành lập, gia nhập, ra khỏi hợp tác xã. Hợp tác xã tự nguyện thành lập, gia nhập, ra khỏi liên hiệp hợp tác xã.
- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã kết nạp rộng rãi thành viên, hợp tác xã thành viên.
- Thành viên, hợp tác xã thành viên có quyền bình đẳng, biểu quyết ngang nhau không phụ thuộc vốn góp trong việc quyết định tổ chức, quản lý và hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; được cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác về hoạt động sản xuất, kinh doanh, tài chính, phân phối thu nhập và những nội dung khác theo quy định của điều lệ.
- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật.
- Thành viên, hợp tác xã thành viên và hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có trách nhiệm thực hiện cam kết theo hợp đồng dịch vụ và theo quy định của điều lệ. Thu nhập của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được phân phối chủ yếu theo mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của thành viên, hợp tác xã thành viên hoặc theo công sức lao động đóng góp của thành viên đối với hợp tác xã tạo việc làm.
- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã quan tâm giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng cho thành viên, hợp tác xã thành viên, cán bộ quản lý, người lao động trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và thông tin về bản chất, lợi ích của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã chăm lo phát triển bền vững cộng đồng thành viên, hợp tác xã thành viên và hợp tác với nhau nhằm phát triển phong trào hợp tác xã trên quy mô địa phương, vùng, quốc gia và quốc tế.

4. Khái niệm pháp luật về hợp tác xã

Khái niệm pháp luật về hợp tác xã có thể hiểu là tập hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ pháp luật phát sinh trong việc thành lập, tổ chức và hoạt động của hợp tác xã.

5. Đặc điểm của pháp luật về hợp tác xã

- Pháp luật về hợp tác xã có phạm vi điều chỉnh là việc thành lập, tổ chức và hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế.

- Đối tượng điều chỉnh của pháp luật về hợp tác xã là hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Mặc dù hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã là tổ chức kinh tế, tuy nhiên cần phân biệt hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã với doanh nghiệp được quy định theo pháp luật về doanh nghiệp.

Trên đây là toàn bộ giải đáp của chúng tôi về khái niệm pháp luật về hợp tác xã, đặc điểm của pháp luật về hợp tác xã. Trong quá trình tìm hiểu, áp dụng các quy định pháp luật, nếu bạn đọc còn có các thắc mắc hay có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý, bạn có thể liên hệ đến công ty Luật ACC để được hỗ trợ tư vấn kịp thời và cụ thể. 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo