Nguyên tắc là tiền đề cho những hoạt động sống của con người. Bất kỳ ở trong lĩnh vực nào cũng phải dựa trên cơ sở nguyên tắc để đạt hiệu quả cao. Vậy khái niệm nguyên tắc là gì? Nguyên tắc trong quy định pháp luật được thể hiện như thế nào? Trong bài viết này, ACC sẽ giúp bạn đọc làm rõ một vài thông tin cơ bản liên quan đến nội dung khái niệm nguyên tắc là gì.
Khái niệm nguyên tắc là gì?
1. Khái niệm nguyên tắc là gì?
Khái niệm nguyên tắc là gì có thể được hiểu là luận điểm gốc của học thuyết nào đó, tư tưởng chỉ đạo của quy tắc hoạt động hay là niềm tin, quan điểm đối với sự vật và chính quan điểm, niềm tin đó xác định quy tắc hành vi, đồng thời cũng có thể là nguyên lý cấu trúc hoạt động của bộ máy dụng cụ thiết bị nào đó.
Bên cạnh đó thì khái niệm nguyên tắc là gì có thể là tư tưởng chủ đạo và định hướng cơ bản được thể hiện xuyên suốt toàn bộ hoặc một giai đoạn nhất định đòi hỏi các cơ quan, tổ chức, cá nhân phải tuân theo.
Trong mỗi ngành luật, nguyên tắc là những tư tưởng chỉ đạo, xuyên suốt trong quá trình xây dựng và áp dụng của ngành luật đó.
Ví dụ về khái niệm nguyên tắc là gì liên quan đến pháp luật: Nguyên tắc tập trung dân chủ; nguyên tắc suy đoán vô tội;…
2. Khái niệm nguyên tắc theo quy định của pháp luật
Khái niệm nguyên tắc là gì? Thực tế có thể thấy, trong mỗi ngành luật bất kỳ tại hệ thống pháp luật phụ thuộc vào đối tượng điều chỉnh của ngành luật đó.
1. Khái niệm nguyên tắc là gì trong Luật hình sự:
Nếu đối tượng điều chỉnh của Luật hình sự Việt Nam là những quan hệ xã hội phát sinh giữa hai chủ thể quan trọng và có quyền, nghĩa vụ nhất định là Nhà nước và người phạm tội, thì nguyên tắc của luật hình sự phải bảo đảm quyền của Nhà nước và phản ánh bản chất của chế độ cũng như quyền lợi của người phạm tội.
Nguyên tắc của luật hình sự là những tư tưởng chỉ đạo và các định hướng đường lối cho toàn bộ quá trình quy định tội phạm và hình phạt, áp dụng pháp luật hình sự trong thực tiễn điều tra, truy tố và xét xử.
2. Khái niệm nguyên tắc là gì trong Luật dân sự:
Luật dân sự có đối tượng điều chỉnh bao gồm các quan hệ tài sản mang tính chất hàng hóa tiền tệ, có đền bù giá trị tuân theo quy luật giá trị của nền kinh tế sản xuất hàng hóa và một số quan hệ nhân thân.
Chính đặc điểm đặc thù của nhóm quan hệ đó do luật dân sự điều chỉnh đã giúp cho nhà làm luật xác định rõ nguyên tắc dân sự.
Nguyên tắc luật dân sự đó là tư tưởng chủ đạo và định hướng cơ bản được thể hiện trong pháp luật dân sự, đồng thời là việc giải thích và trong thực tiễn áp dụng thông qua một hay nhiều quy phạm hoặc chế định của nó.
3. Khái niệm nguyên tắc là gì trong Luật hành chính.
Đối tượng điều chỉnh của Luật Hành chính là những quan hệ xã hội hình thành trong lĩnh vực quản lý hành chính Nhà nước:
- Quan hệ phát sinh giữa các cơ quan hành chính trong việc thực hiện hoạt động quản lý hành chính Nhà nước.
- Quan hệ phát sinh trong quá trình cơ quan Nhà nước xây dựng, quản lý chế độ công tác nội bộ. Ví dụ: Chánh án tòa án nhân dân tối cao ra quyết định bổ nhiệm thẩm phán Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội.
- Quan hệ hình thành trong quá trình các cá nhân, tổ chức được Nhà nước trao quyền thực hiện một số hoạt động quản lý hành chính Nhà nước theo pháp luật quy định.
Nhìn trên góc độ Luật hành chính, nguyên tắc của ngành luật này là tổng thể các quy phạm pháp luật hành chính có nội dung là những định hướng chủ đạo, cơ bản làm cơ sở để tổ chức thực hiện các hoạt động quản lý hành chính Nhà nước.
3. Mối quan hệ giữa nguyên lý và nguyên tắc
Phần trên chúng tôi đã nêu một số đặc điểm khái niệm nguyên tắc là gì và nguyên tắc trong pháp luật được thể hiện như thế nào. Tại mục này là những nội dung mở rộng về quan hệ giữa nguyên lý và nguyên tắc mà bạn đọc có thể tham khảo thêm.
-Ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lý thể hiện qua các nguyên tắc tương ứng. Nghĩa là cơ sở lý luận của các nguyên tắc là các nguyên lý: cơ sở lý luận của nguyên tắc toàn diện và nội dung nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, cơ sở lý luận của nguyên tắc phát triển là nội dung nguyên lý về sự phát triển.
-Nguyên tắc là hệ thống những tư tưởng, quan điểm tồn tại xuyên suốt trong một hoặc toàn bộ giai đoạn nhất định và bằng cách thức, sự ràng buộc nào đó sẽ khiến mỗi cá nhân hay tổ chức phải tuân theo.
Nguyên tắc thì có thể do nhiều chủ thể đặt ra, áp dụng thực hiện đối với từng đối tượng trong phạm vi khác nhau và được thiết lập ở mọi lúc mọi nơi.
Như vậy, nguyên tắc là hệ thống tư tưởng xuyên suốt toàn bộ quá trình hoặc hệ thống nhất định, giúp cho việc định hướng và giải quyết được hiệu quả, đúng đắn. Việc xây dựng nguyên tắc tốt và chuẩn sẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc quản ý và định hướng giải quyết công việc.
4. Câu hỏi thường gặp
Nguyên lý là gì?
Nguyên lý (principle) là những ý tưởng hoặc lý thuyết ban đầu, quan trọng, được coi là xuất phát điểm cho việc xây dựng những lý thuyết khác. Ví dụ, nguyên lý: thương mại làm cho mọi người đều có lợi được dùng làm xuất phát điểm cho việc xây dựng lý thuyết về lợi thế so sánh và thương mại quốc tế.
Quy tắc là gì?
Quy tắc là các quy định, chuẩn mực hoặc các công thức, kết luận tổng quát buộc mọi người phải tuân theo trong một hoạt động chung hoặc trong một công việc nào đó.
Nguyên tắc quản lý theo Fayol?
Nguyên tắc đó là tư tưởng chủ đạo và định hướng cơ bản được thể hiện trong pháp luật dân sự, đồng thời là việc giải thích và trong thực tiễn áp dụng thông qua một hay nhiều quy phạm hoặc chế định của nó.
Nguyên tắc là phương hướng của hành động. Nguyên tắc quản lý là phương hướng của hoạt động quản lý. Một tổ chức xã hội hoặc một cơ cấu quản lý có thể vận hành bình thường hay không là do người quản lý nó có nắm vững nguyên tắc quản lý hay không.
14 nguyên tắc về quản lý?
- Phân công lao động.
- Quyền và trách nhiệm.
- Kỷ luật, tức là sự thể hiện tinh thần phục vụ, sự chãm chí, tính tích cực, sự quy củ và tôn trọng dựa trên hợp đồng giữa xí nghiệp và công nhân viên.
- Thống nhất chỉ huy.
- Thống nhất lãnh đạo, tức là đối với một nhóm công việc có cùng mục tiêu giống nhau, chỉ có một người lãnh đạo và một kế hoạch.
- Lợi ích cá nhân phục tùng lợi ích tổng thể.
- Vấn đề trả cóng cho còng nhân viên.
- Tập trung. Đây là một hiện tượng mang tính quy luật tất nhiên, giống như phân công lao động.
- Hệ thống cấp bậc, tức là hệ thống có trên, có dưới, từ cấp lãnh đạo cao nhất đến cấp cơ sở thấp nhất trong xí nghiệp.
- Trật tự, tức là mỗi vật, mỗi người đều có vị trí của mình; mỗi vật, mỗi người đều phải đặt đúng chỗ của nó. Ớ đây, Fayol đặc biệt nhấn mạnh rằng, cần căn cứ vào mối liên hệ nội tại của sự vật để làm tốt việc chọn trước vị trí của nó một cách thích đáng.
- Công bằng.
- Ổn định nhân viên, tức là sắp xếp nhân viên một cách có trật tự và bổ sung nguồn nhân lực.
- Tinh thần sáng tạo, tức là khả năng và tính độc lập của phát minh, sự thừa hành.
- Tinh thần đoàn kết, tức là xây dựng không khí hòa thuận và đoàn kết trong nội bộ xí nghiệp.
Như vậy, bài viết trên đây với tựa đề khái niệm nguyên tắc là gì của ACC đã cung cấp cho quý bạn đọc đầy đủ các thông tin về khái niệm nguyên tắc là gì và những thông tin liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nếu như có bất cứ điều gì thắc mắc hay quan tâm đến khái niệm nguyên tắc là gì, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:
- Hotline: 19003330
- Zalo: 084 696 7979
- Gmail: [email protected]
✅ Kiến thức: | ⭕ Khái niệm nguyên tắc |
✅ Dịch vụ: | ⭐ Trọn Gói - Tận Tâm |
✅ Zalo: | ⭕ 0846967979 |
✅ Hỗ trợ: | ⭐ Toàn quốc |
✅ Hotline: | ⭕ 1900.3330 |
Nội dung bài viết:
Bình luận