Khái niệm luật phòng chống tham nhũng [Chi tiết 2023]

Luật phòng chống tham nhũng đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và duy trì một xã hội công bằng, minh bạch và trách nhiệm. Tham nhũng, một vấn đề phổ biến và gây hậu quả nặng nề trên toàn cầu, đặt ra thách thức lớn cho các quốc gia và tổ chức trong việc bảo vệ nguyên tắc của luật pháp và công bằng xã hội. Vậy, khái niệm luật phòng chống tham nhũng là gì?Tham nhũng là gì?

Tham nhũng là gì?

I. Tham nhũng là gì?

Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi.

II. Luật Phòng, chống tham nhũng là gì?

Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 là văn bản quy phạm pháp luật được ban hành bởi Quốc hội Việt Nam đặt ra toàn bộ quy định về phòng ngừa, phát hiện tham nhũng, xử lý tham nhũng và hành vi khác vi phạm pháp luật ở lĩnh vực này. 

III. Công chức tham nhũng bị kỷ luật thế nào?

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 92 Luật Phòng, chống tham nhũng, nêu rõ: “Người có hành vi tham nhũng giữ bất kỳ chức vụ, vị trí công tác nào đều phải bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật, kể cả người đã nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác”. Như vậy, dù là công chức đã nghỉ hưu, thôi việc hay chuyển công tác và giữ bất kỳ chức vụ nào thì khi phát hiện có hành vi tham nhũng đều bị xử lý nghiêm.

Căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, công chức tham nhũng sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đặc biệt, nếu công chức tham nhũng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị thì sẽ bị xem xét tăng hình thức kỷ luật. Hình thức kỷ luật với người có hành vi tham nhũng, như sau:

1. Với công chức tham nhũng

Công chức tham nhũng bị xử lý kỷ luật, như sau: Công chức bị Tòa án kết án về tội phạm tham nhũng: Đương nhiên bị buộc thôi việc kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực (theo khoản 15 Điều 1 Luật sửa đổi Luật Cán bộ, công chức); Công chức bị kỷ luật cách chức do tham nhũng: Không được bổ nhiệm vào vị trí lãnh đạo, quản lý (theo khoản 4 Điều 82 Luật Cán bộ, công chức năm 2008).

Ngoài ra, theo Nghị định 112/2020/NĐ-CP, nếu công chức có hành vi tham nhũng thì dựa vào tính chất của hành vi mà bị kỷ luật như sau:

Khiển trách: Vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng.

Cảnh cáo: Đã bị kỷ luật bằng khiển trách mà còn tái phạm hoặc vi phạm lần đầu nhưng gây hậu quả nghiêm trọng.

Giáng chức: Đã bị kỷ luật cảnh cáo mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu nhưng gây hậu quả rất nghiêm trọng.

Cách chức: Đã bị giáng chức mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu và gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nhưng chưa đến mức bị buộc thôi việc; công chức tham nhũng có thái độ tiếp thu, sửa chữa, chủ động khắc phục hậu quả và có nhiều tình tiết giảm nhẹ.

Buộc thôi việc: Đã bị cách chức mà tái phạm; vi phạm lần đầu nhưng gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Như vậy, tùy vào từng hành vi cùng mức độ (ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hay đặc biệt nghiêm trọng) để cơ quan có thẩm quyền áp dụng hình thức kỷ luật phù hợp công chức tham nhũng.

Trong đó, mức độ của hành vi vi phạm được nêu tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 112/2020/NĐ-CP:

Hậu quả ít nghiêm trọng: Tính chất, tác hại không lớn, chỉ có tác động trong nội bộ, ảnh hưởng uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.

Hậu quả nghiêm trọng: Tính chất, mức độ, tác hại lớn, tác động ra khỏi phạm vi nội bộ, gây dư luận xấu, làm giảm uy tín của cơ quan.

Hậu quả rất nghiêm trọng: Tính chất, mức độ, tác hại rất lớn, phạm vi đến toàn xã hội, gây dư luận rất bức xúc, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức.

Đặc biệt nghiêm trọng: Tính chất, mức độ, tác hại đặc biệt lớn, phạm vi sâu rộng đến toàn xã hội, khiến dư luận đặc biệt bức xúc, làm mấy uy tín của cơ quan, đơn vị.

2. Với người đứng đầu cơ quan có công chức tham nhũng

Không chỉ công chức tham nhũng bị kỷ luật mà người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị do mình quản lý nếu để cơ quan mình có vụ, việc tham nhũng xảy ra thì có thể bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách, cảnh cáo hoặc cách chức.

Cụ thể, việc áp dụng các hình thức được nêu tại Điều 78 Nghị định 59/2019/NĐ-CP như sau:

Khiển trách: Xảy ra vụ việc tham nhũng ít nghiêm trọng - công chức tham nhũng chưa bị xử lý hình sự hoặc chỉ bị xử lý hình sự bằng phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm.

Cảnh cáo: Xảy ra vụ việc tham nhũng nghiêm trọng hoặc có nhiều vụ tha nhũng ít nghiêm trọng. Trong đó, vụ việc tham nhũng nghiêm trọng là vụ việc mà công chức tham nhũng bị phạt tù từ trên 03 năm đến 07 năm.

Cách chức: Để xảy ra vụ việc tham nhũng rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc nhiều vụ tham nhũng nghiêm trọng. Trong đó, vụ việc tham nhũng rất nghiêm trọng là công chức bị phạt tù từ trên 07 năm - 15 năm; đặc biệt nghiêm trọng là bị phạt tù từ trên 15 năm - 20 năm, chung thân hoặc tử hình.

Hành vi tham nhũng bao gồm những hành vi nào?

Hành vi tham nhũng bao gồm những hành vi nào?

IV. Hành vi tham nhũng bao gồm những hành vi nào?

1. Trong khu vực Nhà nước

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 2 của Luật Phòng, chống tham nhũng, về các hành vi tham nhũng, gồm các hành vi:

“1. Các hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện bao gồm:

a) Tham ô tài sản;

b) Nhận hối lộ;

c) Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;

đ) Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;

e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi;

g) Giả mạo trong công tác vì vụ lợi;

h) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi;

i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi;

k) Nhũng nhiễu vì vụ lợi;

l) Không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;

m) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi”.

2. Ngoài khu vực Nhà nước

Không chỉ đặt ra hành vi tham nhũng với cán bộ, công chức, viên chức mà ngoài khu vực Nhà nước, căn cứ tại khoản 2 Điều 2 Luật Phòng, chống tham nhũng quy định các hành vi tham nhũng, như sau:

“2. Các hành vi tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước thực hiện bao gồm:

a) Tham ô tài sản;

b) Nhận hối lộ;

c) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của doanh nghiệp, tổ chức mình vì vụ lợi”.

Theo đó, hành vi này do người có chức vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước sẽ do người có chức vụ, quyền hạn trong khu vực ngoài Nhà nước thực hiện gồm: Tham ô tài sản; đưa hoặc nhận hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của doanh nghiệp vì vụ lợi.

V. Trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong phòng, chống tham nhũng

Theo Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, cơ quan nhà nước có trách nhiệm sau trong phòng, chống tham nhũng: Xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng; Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng; Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng; Phát hiện, xử lý tham nhũng; Tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo, kiến nghị, phản ánh về hành vi tham nhũng; Bảo vệ người tố giác, tố cáo, người làm chứng, người tham gia tố tụng trong phòng, chống tham nhũng; Tăng cường hợp tác quốc tế trong phòng, chống tham nhũng.

Cụ thể, trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong phòng, chống tham nhũng được quy định như sau:

  • Quốc hội:

Ban hành luật, pháp lệnh về phòng, chống tham nhũng;

Quyết định thành lập, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong phòng, chống tham nhũng;

Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống tham nhũng;

Kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

  • Chính phủ:

Chỉ đạo, điều hành công tác phòng, chống tham nhũng;

Ban hành quy định cụ thể về phòng, chống tham nhũng;

Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng;

Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

  • Cơ quan hành chính nhà nước:

Thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình;

Xây dựng, ban hành quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức;

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

  • Cơ quan tư pháp:

Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng;

Xử lý nghiêm minh hành vi tham nhũng;

Bảo vệ người tố giác, tố cáo, người làm chứng, người tham gia tố tụng trong phòng, chống tham nhũng.

  • Cơ quan, tổ chức khác của Nhà nước:

Thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

VI. Các câu hỏi thường gặp

Phát hiện tham nhũng là gì?

Phát hiện tham nhũng là việc xác định có hay không có hành vi tham nhũng.

Xử lý tham nhũng là gì?

Xử lý tham nhũng là việc áp dụng các biện pháp pháp lý đối với người có hành vi tham nhũng.

Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống tham nhũng là gì?

Theo Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm sau: Thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng; Cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ về hành vi tham nhũng; Tham gia tố giác, tố cáo, khiếu nại, khởi kiện hành vi tham nhũng; Hợp tác với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong phòng, chống tham nhũng.

 

 

 

 

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo