Luật hàng không dân dụng quy định về hoạt động hàng không dân dụng, bao gồm các quy định về tàu bay, cảng hàng không, sân bay, nhân viên hàng không, hoạt động bay, vận chuyển hàng không, an ninh hàng không, trách nhiệm dân sự, hoạt động hàng không chung và các hoạt động khác có liên quan đến hàng không dân dụng. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp cho các quý bạn đọc về Khái niệm luật hàng không dân dụng.
Khái niệm luật hàng không dân dụng
1.Khái niệm luật hàng không
Luật hàng không dân dụng Việt Nam là đạo luật chứa đựng hệ thống các quy phạm pháp luật quy định và điều chỉnh những quan hệ pháp lí liên quan tới hoạt động hàng không dân dụng, nhằm bảo đảm an toàn hàng không, khai thác có hiệu quả các tiềm năng về hàng không, góp phần thúc đẩy và phát triển kinh tế, mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế, được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khoá VIII, kì họp thứ 10 thông qua ngày 26.12.1991, có hiệu lực kể từ ngày 01.6.1992.
Hoạt động hàng không dân dụng nói tại Luật này bao gồm những hoạt động nhằm sử dụng tàu bay vào mục đích vận chuyển hàng hoá, bưu kiện, bưu phẩm và các hoạt động kinh tế khác, phục vụ nghiên cứu khoa học, hoạt động văn hoá, thể thao, y tế, tìm kiếm, cứu nguy và các hoạt động dân dụng khác. Luật này không áp dụng đối với tàu bay của lực lượng vũ trang, hải quan và các tàu bay khác chuyên dùng cho mục đích công vụ nhà nước.
2.Đối tượng áp dụng của luật hàng không dân dụng
Theo điều 2 Luật hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006, đối tượng áp dụng của Luật này được căn cứ theo lãnh thổ và quốc tịch, bao gồm:
+ Tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động hàng không dân dụng tại Việt Nam hoặc hoạt động hàng không dân dụng ở vùng thông báo bay do Việt Nam quản lý.
+ Tổ chức, cá nhân Việt Nam hoạt động hàng không dân dụng ở nước ngoài, nếu pháp luật của nước ngoài không có quy định khác.
3. Phạm vi điều chỉnh luật hàng không dân dụng
Phạm vi điều chỉnh của Luật hàng không dân dụng bao gồm mọi tổ chức, cá nhân trong nước thuộc mọi thành phần kinh tế được kinh doanh hàng không; tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hợp tác, đầu tư trong lĩnh vực hàng không dân dụng tại Việt Nam.
Căn cứ vào khoản 1 điều 1 Luật hàng không dân dụng 2006:
“Luật này quy định về hoạt động hàng không dân dụng, bao gồm các quy định về tàu bay, cảng hàng không, sân bay, nhân viên hàng không, hoạt động bay, vận chuyển hàng không, an ninh hàng không, trách nhiệm dân sự, hoạt động hàng không chung và các hoạt động khác có liên quan đến hàng không dân dụng”.
+ Những quy định chung về phạm vi, đối tượng điều chỉnh, các nguyên tắc cơ bản, hoạt động quản lý nhà nước và một số điều có liên quan.
+ Quy định về tàu bay: đầu tiên là xác định quốc tịch, tiêu chuẩn và vấn đề về khai thác tàu bay. Tiếp đó là những quyền dân sự đối với tàu bay; hoạt động thuê, cho thuê tàu bay; đình chỉ chuyến bay; tạm giữ, bắt giữ tàu bay.
+ Quy định về cảng hàng không, sân bay: ngoài những quy định chung mang tính chỉ dẫn thì Luật này còn quy định về việc quy hoạch, đầu tư xây dựng, quản lí nhà nước và khai thác hãng hàng không, sân bay.
+ Quy định chi tiết về nhân viên hàng không: cụ thể là các thành phần, chứng chỉ hành nghề và nguyên tắc trong công việc.
+ Quy định về hoạt động bay: bao gồm việc quản lý và đảm bảo các hoạt động bay. Ngoài việc phòng tránh rủi ro, thì nội dung còn quy định về việc xử lý rủi ro trong quá trình hoạt động của tàu bay.
+ Hoạt động vận chuyển hàng không: bao gồm quy định về doanh nghiệp vận chuyển hàng không và khai thác vận chuyển hàng không. Ngoài ra, dựa vào đối tượng được vận chuyển, những điều khoản trong Luật này quy định rất rõ về việc phân loại vận chuyển hàng không.
Cũng như các luật khác, luật hàng không dân dụng quy định rất cụ thể về trách nhiệm dân sự và bồi thường thiệt hại. Đây là cơ sở để giải quyết tranh chấp của các bên tham gia. Quy định về anh ninh hàng không và một số quy định khác về hoạt động hàng không chung.
4. Nội dung chính của Luật hàng không dân dụng
Đối tượng điều chỉnh của Luật là tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động hàng không dân dụng tại Việt Nam; Tổ chức, cá nhân Việt Nam hoạt động hàng không dân dụng ở nước ngoài, nếu pháp luật của nước ngoài không có quy định khác; Tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động hàng không dân dụng ở vùng thông báo bay do Việt Nam quản lý.
Nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có xung đột pháp luật được quy định tại điều 4 của Luật, theo đó :
– Pháp luật của quốc gia đăng ký quốc tịch tàu bay được với quan hệ xã hội phát sinh trong tàu bay đang bay và áp dụng để xác định các quyền đối với tàu bay;
– Pháp luật của quốc gia nơi ký kết hợp đồng liên quan đến các quyền đối với tàu bay được áp dụng để xác định hình thức của hợp đồng.
– Pháp luật của quốc gia nơi thực hiện việc cứu hộ hoặc giữ gìn tàu bay được áp dụng đối với việc trả tiền công cứu hộ hoặc giữ gìn tàu bay đó.
– Pháp luật của quốc gia nơi xảy ra tai nạn do tàu bay va chạm hoặc gây cản trở nhau, do tàu bay đang bay gây thiệt hại cho người thứ ba ở mặt đất được áp dụng đối với việc bồi thường thiệt hại.
Các nguyên tắc cơ bản của hàng không dân dụng gồm:
– Tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ đất nước, bảo đảm an toàn hàng không, an ninh hàng không; bảo đảm yêu cầu quốc phòng, an ninh và khai thác có hiệu quả tiềm năng về hàng không phục vụ phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
– Phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của đất nước và chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển giao thông vận tải; phát triển đồng bộ cảng hàng không, sân bay, hoạt động bay, phương tiện vận tải và các nguồn lực khác; bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
– Cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động hàng không dân dụng.
– Mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hàng không dân dụng.
Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động hàng không dân dụng được quy định tại Điều 12 của Luật.
Quy định về tàu bay: Tàu bay là thiết bị được nâng giữ trong khí quyển nhờ tác động tương hỗ với không khí, bao gồm máy bay, trực thăng, tàu lượn, khí cầu và các thiết bị bay khác, trừ thiết bị được nâng giữ trong khí quyển nhờ tác động tương hỗ với không khí phản lại từ bề mặt trái đất.
Chương II của luật quy định về các điều kiện về xác định quốc tịch tàu bay, tiêu chuẩn đủ điều kiện bay và vấn đề về khai thác tàu bay. Tiếp đó là những quyền dân sự đối với tàu bay gồm quyền sở hữu tàu bay, quyền chiếm hữu tàu bay bằng việc thuê mua, thuê có thời hạn; thế chấp, cầm cố tàu bay. Việc đăng ký các quyền đối với tàu bay, chuyển quyền sở hữu tàu bay, thế chấp tàu bay. Hoạt động thuê, cho thuê tàu bay, theo đó thuê, cho thuê tàu bay gồm có hình thức thuê, cho thuê tàu bay có tổ bay bà không có tổ bay. Hợp đồng thuê, cho thuê tàu bay phải được thành lập bằng văn bản.
Bài viết trên đây chúng tôi đã cung cấp cho các quý bạn đọc về nội dung Khái niệm luật hàng không dân dụng. Trong quá trình tìm hiểu, nếu bạn có bất kỳ vấn đề gì thắc mắc hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi, hãy liên hệ ngay với Công ty Luật ACC, chúng tôi sẽ hỗ trợ và giải đáp một cách tốt nhất.
Nội dung bài viết:
Bình luận