Khái niệm kiểm kê và các quy định cụ thể (Cập nhật 2022)

Kiểm kê hay tổ chức kiểm kê là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm đến nhất hiện nay. Tuy nhiên thì mọi người vẫn con đang thắc mắc về khái niệm kiểm kê. Như vậy thì khái niệm kiểm kê là gì? Các quy định hiện hành về khái niệm kiểm kê. Để tìm hiểu hơn về khái niệm kiểm kê các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của ACC để tham khảo về khái niệm kiểm kê nhé.

khai-niem-kiem-ke

Khái niệm kiểm kê

1.Khái niệm kiểm kê là gì?

Theo Luật kế toán thì kiểm kê là việc cân đo, đong, đếm số lượng, xác nhận và đánh giá chất lượng, giá trị của tài sản, nguồn vốn hiện có tại thời điểm kiểm kê để kiểm tra, đối chiếu số liệu trong sổ kế toán.

Kiểm kê là phương pháp kiểm tra tại chỗ các loại tài sản hiện có nhằm xác định chính xác số lượng, chất lượng cũng như giá trị của các loại tài sản hiện có.

Thông qua kiểm kê phát hiện số chênh lệch giữa sổ kế toán và thực tế, để phát hiện kịp thời những hiện tượng, nguyên nhân gây ra chênh lệch và điều chỉnh số liệu sổ kế toán cho phù hợp với thực tế. Từ đó là cơ sở để đặt kế hoạch sử dụng hợp lý các loại tài sản.

2.Khi nào cần kiểm kê tài sản?

Yêu cầu của công tác kế toán là phải đảm bảo phản ánh chính xác số thực tế hiện có về các loại tài sản của doanh nghiệp, số dư của các tài khoản ở sổ kế toán phải phù hợp với số liệu thực tế hiện có.

Giữa số liệu trên sổ kế toán và số liệu thực tế vẫn có thể phát sinh chênh lệch do những nguyên nhân sau:

  • Nhầm lẫn về chủng loại, thiếu chính xác khi nhập, xuất, thu, chi.
  • Lập chứng từ hoặc ghi chép trên sổ kế toán sai sót
  • Các hành vi gian lận, tham ô…

Để đảm bảo cho số liệu kế toán được chính xác, ngoài việc tổ chức tốt công tác chứng từ, kế toán còn phải thực hiện tốt công tác kiểm kê để kiểm tra tài sản hiện có, để đối chiếu sốliệu giữa sổ sách kế toán và tực tế, đêểphát hiện kịp thời những hiện tượng, nguyên nhân gây chênh lệch và điều chỉnh số liệu kế toán cho phù hợp với thực tế.

Doanh nghiệp cần tiến hàng kiểm kê tài sản trong một số trường hợp sau đây:

  • Cuối kỳ kế toán năm, trước khi lập Báo cáo tài chính.
  • Khi thực hiện chia, tách, sát nhập, giải thể hay chấm dứt hoạt động, phá sản hoặc bán, cho thuê doanh nghiệp.
  • Khi chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp.
  • Khi đánh giá lại tài sản theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
  • Và các trường hợp khác theo quy định của Pháp luật.

3. Phân loại kiểm kê.

Kiểm kê được phân loại theo đối tượng như sau:

  • Kiểm kê toàn bộ:  là tiến hành kiểm kê đối với tất cả các loại tài sản, vật tư, tiền vốn của đơn vị.
  • Kiểm kê từng phần: là tiến hành kiểm kê trong phạm vi của một hoặc một số loại tài sản nào đó.
  • Theo thời gian tiến hành kiểm kê:
  • Kiểm kê định kỳ:  là tổ chức kiểm kê theo quy định thời hạn trước.
  • Kiểm kê bất thường: là tổ chức kiểm kê không quy định thời hạn trước.

4. Kiểm kê được thực hiện theo các phương pháp gì?

Việc kiểm kê được thực hiện theo các phương pháp sau:

  • Kiểm kê hiện vật: là việc cân, đo, đong, đếm tại chỗ đối với các loại hiện vật được kiểm kê. Trước khi kiểm kê cần sắp xếp hiện vật theo thứ tự, ngăn nắp, chuẩn bị đầy đủ phương tiện cân đo cần thiết. Khi tiến hành kiểm kê, phải có mặt những người bảo quản tài sản cùng tham gia. Việc kiểm kê cần tiến hành đồng thời ở các địa điểm cần kiểm kê theo một trình tự hợp lý để tránh trùng hoặc bỏ sót. Phải chú ý tình trạng chất lượng của hiện vật được kiểm kê.
  • Kiểm kê tiền mặt và các chứng khoán có giá trị như tiền: Phải tiến hành kiểm kê toàn bộ cả tiền mặt và các chứng phiếu có giá trị  như séc, tem bưu điện…
  • Kiểm kê tiền gửi ngân hàng và các khoản thanh toán bằng phương pháp đối chiếu số dư của từng tài khoản giữa sổ kế toán của đơn vị với sổ của ngân hàng hoặc đơn vị có quan hệ thanh toán.

5. Câu hỏi thường gặp

Biên bản là gì?

Biên bản là một loại văn bản ghi chép lại những sự việc đã xảy ra hoặc đang xảy ra. Biên bản không có hiệu lực pháp lý để thi hành mà chủ yếu được dùng làm chứng cứ minh chứng các sự kiện thực tế đã xảy ra. Biên bản có thể là biên bản ghi lại một sự kiện như biên bản cuộc họp, biên bản hội nghị… hoặc biên bản ghi lại một hành vi cụ thể như lập biên bản hành vi vi phạm pháp luật, biên bản bàn giao tài sản, biên bản giao nhận, biên bản đồng ý hoặc không đồng ý về một nội dung nào đó.

Biên bản kiểm kê tài sản là gì?

Biên bản kiểm kê tài sản là một loại văn bản được lập ra dùng với mục đích để ghi chép và thể hiện các nội dung về kết quả qua việc kiểm kê tài sản từ doanh nghiệp, qua đó để tiến hành xác nhận những tài sản cố định cùng với nguồn vốn hiện tại về số liệu có đúng như với nhau không, việc lập biên bản này mang lại hiệu quả trong việc tránh tình trạng bị gian lận, thất thoát trong doanh nghiệp.

Trường hợp nào cần kiểm kê tài sản?

Doanh nghiệp cần tiến hàng kiểm kê tài sản trong một số trường hợp sau đây:

  • Cuối kỳ kế toán năm, trước khi lập Báo cáo tài chính.
  • Khi thực hiện chia, tách, sát nhập, giải thể hay chấm dứt hoạt động, phá sản hoặc bán, cho thuê doanh nghiệp.
  • Khi chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp.
  • Khi đánh giá lại tài sản theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
  • Và các trường hợp khác theo quy định của Pháp luật.

Tại sao nên sử dụng dịch vụ của ACC?

Khi sử dụng dịch vụ của ACC, chúng tôi cam kết với khách hàng:

  • Giá trọn gói và không phát sinh.
  • Tiết kiệm chi phí đi lại và thời gian công sức của khách hàng.
  • Cung cấp hồ sơ rất đơn giản, tư vấn miễn phí
  • Làm đúng quy định với chi phí hợp lý, tiết kiệm cho khách hàng.
  • Đội ngũ nhân viên có chuyên môn, trình độ cao

6. Kết luận khái niệm kiểm kê.

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về khái niệm kiểm kê và như một số vấn đề pháp lý có liên quan đến khái niệm kiểm kê. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về khái niệm kiểm kê đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành. Nếu như khách hàng có bất cứ thắc mắc hay yêu cầu bất cứ vấn đề pháp lý nào liên quan đến vấn đề đã trình bày trên về khái niệm kiểm kê vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (945 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo