KHÁI NIỆM GÓI THẦU XÂY LẮP

Hoạt động đầu tư các dự án xây dựng ngày càng có xu hướng phát triển mạnh mẽ ở nước ta, kéo theo đó là sự quan tâm của các nhà thầu, nhà đầu tư trong hoạt động đấu thầu những gói thầu xây lắp. Thuật ngữ gói thầu xây lắp xuất hiện rất nhiều trong các văn bản pháp luật về đấu thầu hiện hành ở Việt Nam. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về thuật ngữ này. Vậy khái niệm gói thầu xây lắp.  Quy định về gói thầu xây lắp quy mô nhỏ như thế nào? Quy định về chỉ định thầu gói thầu xây lắp như thế nào? Áp dụng hình thức đấu thầu nào cho gói thầu xây lắp? Để giúp quý độc giả hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng tôi xin gửi đến quý độc giả thông tin dưới bài viết sau.

GOI-THAU-XAY-LAP-LA-GI

GÓI THẦU XÂY LẮP LÀ GÌ?

1. Gói thầu xây lắp là gì?

Trong pháp luật đấu thầu hiện hành không có khái niệm cụ thể như thế nào là gói thầu xây lắp. Luật đấu thầu 2013 có quy định giải thích về thuật ngữ gói thầu và thuật ngữ xây lắp cụ thể:

- Theo Khoản 22 Điều 4 Luật đấu thầu 2013: “22. Gói thầu là một phần hoặc toàn bộ dự án, dự toán mua sắm; gói thầu có thể gồm những nội dung mua sắm giống nhau thuộc nhiều dự án hoặc là khối lượng mua sắm một lần, khối lượng mua sắm cho một thời kỳ đối với mua sắm thường xuyên, mua sắm tập trung.”

- Theo Khoản 45 Điều 4 Luật đấu thầu 2013: “45. Xây lắp gồm những công việc thuộc quá trình xây dựng và lắp đặt công trình, hạng mục công trình.”

Trên cơ sở quy định hiện hành giải thích về giải thích về thuật ngữ gói thầu và thuật ngữ xây lắp nêu trên, có thể hiểu gói thầu xây lắp là một phần hoặc toàn bộ dự án, dự toán mua sắm có liên quan đến những công việc thuộc quá trình xây dựng và lắp đặt công trình, hạng mục công trình.

2. Quy định về gói thầu xây lắp quy mô nhỏ như thế nào?

Theo quy định pháp luật đấu thầu hiện hành hạn mức của gói thầu xây lắp quy mô nhỏ là không quá 20 tỷ đồng (theo Điều 63 Nghị định 63/2014/NĐ-CP ngày 26/06/2014 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu)

Việc lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu xây lắp quy mô nhỏ được thực hiện theo Điều 64 Nghị định 63/2014/NĐ-CP như sau:

“1. Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu quy mô nhỏ thực hiện theo quy định tại Mục 1 Chương II và Chương V của Nghị định này.

  1. Thời gian trong quá trình lựa chọn nhà thầu:

a) Hồ sơ mời thầu được phát hành theo thời gian quy định trong thông báo mời thầu nhưng bảo đảm không ngắn hơn 03 ngày làm việc, kể từ ngày đầu tiên các thông tin này được đăng tải thành công trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia hoặc trên Báo đấu thầu;

b) Thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu tối thiểu là 10 ngày, kể từ ngày đầu tiên phát hành hồ sơ mời thầu;

c) Trường hợp cần sửa đổi hồ sơ mời thầu, bên mời thầu phải thông báo cho các nhà thầu trước thời điểm đóng thầu tối thiểu là 03 ngày làm việc để nhà thầu có đủ thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu;

d) Thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu tối đa là 25 ngày, kể từ ngày mở thầu đến khi bên mời thầu có tờ trình đề nghị phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu kèm theo báo cáo về kết quả lựa chọn nhà thầu;

đ) Thời gian thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu tối đa là 10 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ trình thẩm định;

e) Thời gian phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu tối đa là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tờ trình đề nghị phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu của bên mời thầu và báo cáo thẩm định của đơn vị thẩm định;

g) Các khoảng thời gian khác thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 của Luật Đấu thầu.

3. Giá trị bảo đảm dự thầu từ 1% đến 1,5% giá gói thầu; giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng từ 2% đến 3% giá hợp đồng.”

3. Quy định về chỉ định thầu gói thầu xây lắp như thế nào?

Theo quy định pháp luật đấu thầu hiện hành hạn mức chỉ định thầu gói thầu xây lắp là không quá 01 tỷ (Theo Khoản 1 Điều 54 Nghị định 63/2014/NĐ-CP)

Quy trình chỉ định thầu thông thường gói thầu xây lắp được thực hiện theo Điều 55 Nghị định 63/2014/NĐ-CP như sau:

“1. Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu:

a) Lập hồ sơ yêu cầu:

Việc lập hồ sơ yêu cầu phải căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 của Nghị định này. Nội dung hồ sơ yêu cầu bao gồm các thông tin tóm tắt về dự án, gói thầu; chỉ dẫn việc chuẩn bị và nộp hồ sơ đề xuất; tiêu chuẩn về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu; tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật và xác định giá chỉ định thầu. Sử dụng tiêu chí đạt, không đạt để đánh giá về năng lực, kinh nghiệm và đánh giá về kỹ thuật;

b) Thẩm định và phê duyệt hồ sơ yêu cầu và xác định nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu:

- Hồ sơ yêu cầu phải được thẩm định theo quy định tại Điều 105 của Nghị định này trước khi phê duyệt;

- Việc phê duyệt hồ sơ yêu cầu phải bằng văn bản và căn cứ vào tờ trình phê duyệt, báo cáo thẩm định hồ sơ yêu cầu;

- Nhà thầu được xác định để nhận hồ sơ yêu cầu khi có tư cách hợp lệ theo quy định tại các Điểm a, b, c, d, e và h Khoản 1 Điều 5 của Luật Đấu thầu và có đủ năng lực, kinh nghiệm thực hiện gói thầu.

  1. Tổ chức lựa chọn nhà thầu:

a) Hồ sơ yêu cầu được phát hành cho nhà thầu đã được xác định;

b) Nhà thầu chuẩn bị và nộp hồ sơ đề xuất theo yêu cầu của hồ sơ yêu cầu.

3. Đánh giá hồ sơ đề xuất và thương thảo về các đề xuất của nhà thầu:

a) Việc đánh giá hồ sơ đề xuất phải được thực hiện theo tiêu chuẩn đánh giá quy định trong hồ sơ yêu cầu. Trong quá trình đánh giá, bên mời thầu mời nhà thầu đến thương thảo, làm rõ hoặc sửa đổi, bổ sung các nội dung thông tin cần thiết của hồ sơ đề xuất nhằm chứng minh sự đáp ứng của nhà thầu theo yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm, tiến độ, khối lượng, chất lượng, giải pháp kỹ thuật và biện pháp tổ chức thực hiện gói thầu;

b) Nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây: Có hồ sơ đề xuất hợp lệ; có năng lực, kinh nghiệm và đề xuất kỹ thuật đáp ứng yêu cầu của hồ sơ yêu cầu; có giá đề nghị chỉ định thầu không vượt dự toán gói thầu được duyệt.

4. Trình, thẩm định; phê duyệt và công khai kết quả chỉ định thầu theo quy định tại Điều 20 của Nghị định này.

5. Hoàn thiện và ký kết hợp đồng:

Hợp đồng ký kết giữa các bên phải phù hợp với quyết định phê duyệt kết quả chỉ định thầu, biên bản thương thảo hợp đồng, hồ sơ đề xuất, hồ sơ yêu cầu và các tài liệu liên quan khác.”

4. Áp dụng hình thức đấu thầu nào cho gói thầu xây lắp?

Theo quy định tại các văn bản pháp luật đấu thầu hiện hành, tùy thuộc vào quy mô, tính chất, đặc điểm của gói thầu xây lắp sẽ được áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư phù hợp theo quy định pháp luật như:

- Đấu thầu rộng rãi

- Đấu thầu hạn chế

- Chỉ định thầu

- Chào hàng cạnh tranh

- Mua sắm trực tiếp

- Tự thực hiện

- Lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt

- Tham gia thực hiện của cộng đồng

Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi về Gói thầu xây lắp theo quy định mới nhất hiện hành để bạn đọc tham khảo. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về vấn đề nêu trên hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý của chúng tôi hãy liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo