Khái niệm địa vị pháp lý là gì? (Cập nhật 2024)

Trong mối quan hệ với những chủ thể pháp luật khác, mỗi một chủ thể nhất định cần phải có tư cách, địa vị pháp lý để tham gia vào mối quan hệ đó. Đây là một chế định quan trọng, bởi thông qua địa vị pháp lý mới có thể phân biệt được những chủ thể pháp luật khác nhau, thấy rõ được sự khác biệt giữa chủ thể này với chủ thể khác. Vậy khái niệm địa vị pháp lý là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

khái niệm địa vị pháp lý là gì
Khái niệm địa vị pháp lý là gì?

1. Khái niệm địa vị pháp lý là gì?

Địa vị pháp lý là vị trí của một chủ thể pháp luật nhất định trong mối quan hệ với những chủ thể pháp luật khác dựa trên cơ sở các quy định pháp luật. Địa vị pháp lý có vai trò rất quan trọng, bởi chỉ khi thông qua địa vị pháp lý chúng ta mới có thể phân biệt được những chủ thể pháp luật khác nhau, thấy rõ được sự khác biệt giữa chủ thể này với chủ thể khác.

Ngoài ra, thông qua vị trí của địa vị pháp lý chúng ta có thể xem xét được tầm quan trọng cũng như vai trò của các chủ thể pháp luật trong các mối quan hệ mà pháp luật quy định.

Ví dụ: Địa vị pháp lý của cá nhân là tổng hợp các quyền, nghĩa vụ mà pháp luật quy định cho công dân nói chung có tư cách chủ thể để tham gia vào các quan hệ pháp luật nói chung và quan hệ dân sự nói riêng. Trong đó, trong quyền công dân thì công dân có quyền được tham gia bầu cử, được quyền tự do ngôn lân, còn trong các quan hệ, hoạt động dân sự thì công dân có quyền giao kết hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê nhà, hợp đồng ủy quyền tùy theo các trường hợp cụ thể.

Tóm lại, khái niệm địa vị pháp lý là một khái niệm tương đối rộng, song nó được xác lập dựa trên quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong các hoạt động của mình thuộc từng lĩnh vực cụ thể, từ đó sẽ có những văn bản pháp luật điều chỉnh và quy định trong từng trường hợp.

2. Địa vị pháp lí của doanh nghiệp tư nhân?

Địa vị pháp lý của doanh nghiệp tư nhân như sau:

  • Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
  • Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
  • Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh.
  • Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần”

Từ đó có thể hiểu, doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Bên cạnh những đặc điểm chung của một doanh nghiệp kinh doanh thì doanh nghiệp tư nhân có những đặc điểm riêng như sau:

  • Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ sở hữu
  • Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân
  • Chủ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm vô hạn về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kì một loại chứng khoán nào.

3. Địa vị pháp lý của cơ quan đăng ký kinh doanh được hiểu như thế nào?

Địa vị pháp lý của cơ quan đăng ký kinh doanh vẫn được quy định như sau:

  • Tiếp nhận hồ sơ và tiến hành giải quyết việc đăng ký doanh nghiệp và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật khi hồ sơ hợp lệ;
  • Yêu cầu các công ty báo cáo về việc tuân thủ các quy định của Luật doanh nghiệp khi xét thấy cần thiết; đôn đốc việc thực hiện nghĩa vụ báo cáo của doanh nghiệp;
  • Chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, không chịu trách nhiệm về những vi phạm của doanh nghiệp xảy ra trước và sau đăng ký doanh nghiệp;
  • Phối hợp xây dựng, quản lý Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp; cung cấp thông tin cho cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân có yêu cầu theo quy định của pháp luật;
  • Trực tiếp hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra doanh nghiệp theo những nội dung đăng ký trong hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp;
  • Xử lý vi phạm các quy định về đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và yêu cầu doanh nghiệp làm thủ tục giải thể theo quy định của Luật doanh nghiệp;
  • Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Trên đây là những quy định pháp lý về khái niệm địa vị pháp lý là gì do Công ty luật ACC tổng hợp và gửi đến bạn đọc. Hy vọng rằng những nội dung trên đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn và chính xác về khái niệm địa vị pháp lý là gì và các vấn đề khác có liên quan. Nếu bạn đọc cần sự hỗ trợ tư vấn trực tiếp hoặc yêu cầu sử dụng dịch vụ thì hãy liên hệ cho chúng tôi thông qua:

• Hotline: 19003330

• Zalo: 084 696 7979

• Gmail: [email protected]

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo