Đảng bộ là gì? (cập nhật 2024)

Đảng bộ là gì? (cập nhật 2022) ACC mời bạn theo dõi bài viết này để tìm hiểu thêm một số thông tin về cơ quan Đảng bộ theo các quy định của pháp luật nhé.

1. Đảng bộ là gì?

Đảng bộ là hạt nhân chính trị, lãnh đạo thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tham gia lãnh đạo xây dựng và thực hiện có hiệu quả các chủ trương, nhiệm vụ công tác của cơ quan; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, công chức và người lao động; xây dựng đảng bộ, chi bộ và cơ quan vững mạnh.

2. Nhiệm vụ của Đảng bộ

Lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị, an ninh, quốc phòng.

Lãnh đạo công tác tư tưởng

Lãnh đạo công tác tổ chức, cán bộ.

 Lãnh đạo các đoàn thể chính trị - xã hội.

Xây dựng tổ chức đảng.

3. Quan hệ của đảng bộ, chi bộ với thủ trưởng cơ quan và các tổ chức liên quan

Đối với thủ trưởng cơ quan.

1. Đảng bộ, chi bộ, cấp ủy bảo đảm và tạo điều kiện để thủ trưởng cơ quan thực hiện trách nhiệm, quyền hạn được giao; thủ trưởng cơ quan bảo đảm và tạo điều kiện để đảng bộ, chi bộ thực hiện Quy định này. Cấp ủy cơ quan thường xuyên phản ánh với ban cán sự đảng, đảng đoàn, lãnh đạo cơ quan ý kiến của đảng viên, quần chúng về việc thực hiện các nhiệm vụ và chính sách, chế độ trong cơ quan.

2- Định kỳ (3 tháng, 6 tháng, 1 năm, vào dịp đại hội đảng) và đột xuất khi có yêu cầu thủ trưởng cơ quan báo cáo với cấp ủy hoặc đại hội về tình hình thực hiện các mặt công tác và những chủ trương, nhiệm vụ sắp tới của cơ quan; cấp ủy hoặc đảng bộ, chi bộ thảo luận, ra nghị quyết về những vấn đề lớn, quan trọng và lãnh đạo đảng viên, quần chúng trong cơ quan thực hiện.

3- Bí thư, thủ trưởng cơ quan phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và tổ chức đảng khi để xảy ra quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các tiêu cực trong cơ quan. Khi đảng ủy, chi ủy cơ sở và thủ trưởng cơ quan có ý kiến khác nhau thì thủ trưởng cơ quan quyết định theo thẩm quyền và chịu trách nhiệm về quyết định đó, đồng thời cấp ủy và thủ trưởng cơ quan cùng báo cáo lên cấp trên có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Đối với các đoàn thể chính trị - xã hội.

Định kỳ (3 tháng, 6 tháng, 1 năm) hoặc đột xuất khi có yêu cầu, cấp ủy làm việc với các đoàn thể, nắm định hình hoạt động của từng đoàn thể để có biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời.

Đối với cấp ủy và chính quyền địa phương.

Cấp ủy xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với cấp ủy và chính quyền địa phương nơi có trụ sở cơ quan và nơi có cán bộ, đảng viên của cơ quan cư trú, để phối hợp công tác và quản lý cán bộ, đảng viên.

4. Ban Chấp hành Đảng bộ cấp Tỉnh

Ban chấp hành Đảng bộ cấp Tỉnh là Tỉnh ủy, Bí thư Tỉnh ủy là người đứng đầu. Ban chấp hành Đảng bộ Thành phố Trực thuộc Trung ương gọi là Thành ủy, Bí thư Thành ủy là người đứng đầu.

Hội nghị Đảng bộ cấp Tỉnh sẽ được tổ chức nhằm chọn ra Ban Thường trực cấp Tỉnh, Thường vụ cấp Tỉnh, Ủy ban Kiểm tra cấp Tỉnh và những chức danh khác như: Bí thư cấp Tỉnh, Phó Bí thư cấp Tỉnh, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra cấp Tỉnh. Những cơ quan tham vấn cho Ban Chấp hành Đảng bộ cấp Tỉnh đó là: Ban Tổ chức cấp Tỉnh, Văn phòng cấp Tỉnh, Ban Tuyên giáo cấp Tỉnh: đứng đầu là Trưởng ban, Ban Dân vận cấp Tỉnh, Ban Kiểm tra cấp Tỉnh, Ban Bảo vệ Chăm sóc Sức khỏe Cán bộ cấp Tỉnh, Ban Nội chính cấp Tỉnh.

5. Ban Chấp hành Đảng bộ cấp Huyện 

Nếu Ban Chấp hành cấp Tỉnh được gọi là Tỉnh Uỷ  Ban Chấp hành Đảng bộ Quận được gọi là Quận ủy Ban Chấp hành Đảng bộ cấp thị xã được gọi là Thị ủy, thì Ban Chấp hành cấp huyện được gọi là Huyện ủy. Đây là cách mà mọi người hay dùng và là cách gọi ngắn gọn. Thành viên của Ban Chấp hành Đảng bộ được Đại hội Đại biểu Đảng bộ bầu với nhiệm kỳ 5 năm.

Hội nghị Đảng bộ sau đó sẽ được diễn ra nhằm chọn ra Ban Thường trực cấp Huyện, Thường vụ cấp Huyện, Ủy ban Kiểm tra cấp Huyện và các chức lãnh đạo khác gồm Bí thư cấp Huyện, Phó Bí thư cấp Huyện và Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra cấp Huyện. Những cơ quan tham vấn cho Ban Chấp hành cấp Huyện bao gồm: Ban Tổ chức cấp Huyện (Trưởng ban là người đứng đầu), Văn phòng cấp Huyện, Ban Tuyên giáo cấp Huyện (Trưởng ban là người đứng đầu), Ủy ban kiểm tra cấp Huyện (Trưởng ban là người đứng đầu), Ban Dân vận cấp Huyện (Trưởng ban là người đứng đầu).

6. Ban Chấp hành Đảng bộ cấp Xã

Ban Chấp hành Đảng bộ Phường, Xã và Thị trấn được gọi là Đảng ủy Phường/Xã/Thị trấn. Đứng đầu là Bí thư Đảng ủy Phường/Xã/Thị trấn. Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ được Đại hội Đại biểu Đảng bộ chọn ra và có nhiệm kỳ 5 năm. Đảng ủy cấp Xã có từ 9 ủy viên đổ lên thì bầu Ban Thường vụ Đảng ủy cấp Xã, Bí thư và Phó Bí thư Đảng ủy cấp Xã.

Đảng ủy cấp Xã có 9 ủy viên trở xuống thì bầu Bí thư và Phó Bí thư Đảng ủy cấp Xã. Những cơ quan tham vấn cho Ban Chấp hành cấp Huyện bao gồm: Ban Tổ chức cấp Xã, Ban Tuyên giáo cấp Xã: đứng đầu là Trưởng ban Tuyên giáo- Dân vận (do Phó Bí thư TT là trưởng ban, Văn phòng cấp Xã ( đứng đầu là người hoạt động không chuyên trách - là Văn phòng Đảng ủy), phó Ban là cán bộ KCT Ban Tuyên giáo).

7. Câu hỏi thường gặp

Đảng bộ cơ sở có mấy loại?

Đảng bộ cơ sở có 2 loại: Đảng bộ cơ sở có các chi bộ trực thuộc; Đảng bộ cơ sở có Đảng bộ bộ phận và chi bộ trực thuộc. Các tổ chức cơ sở Đảng đều có cấp ủy cấp trên trực tiếp. Ví dụ: huyện ủy là cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở Đảng ở xã, thị trấn thuộc huyện đó; quận ủy và cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở Đảng ở phường thuộc quận…

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo