Khái niệm chính trị là gì? (cập nhật 2024)

Chính trị là khái niệm thường xuyên được nhắc và sử dụng. Tuy nhiên để hiểu rõ bản chất của khái niệm chính trị, hệ thống chính trị đang tồn tại ở nước ta hiện nay, ACC mời quý vị theo dõi bài viết sau đây.

Chính trị là gì? Lý luận chính trị, hệ thống chính trị là gì?

1. Chính trị là gì ?

Chính trị là toàn bộ những hoạt động liên quan đến các mối quan hệ giữa các giai cấp, giữa các dân tộc, các tầng lớp xã hội mà cốt lõi của nó là vấn đề giành chính quyền, duy trì và sử dụng quyền lực nhà nước, sự tham gia vào công việc của Nhà nước; sự xác định hình thức tổ chức, nhiệm vụ, nội dung hoạt động của Nhà nước.

Chính trị liên quan đến quyền lợi của giai cấp và nhà nước. Chính trị thuộc kiến trúc thượng tầng, bao gồm hệ tư tưởng chính trị, nhà nước, đảng phái chính trị xuất hiện khi xã hội phân chia giai cấp dựa trên cơ sở hạ tầng kinh tế nhất định. Chính trị còn tồn tại khi nào còn giai cấp, còn nhà nước.

Trong điều kiện xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, chính trị trước hết là bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, hiệu lực quản lí của Nhà nước, quyền làm chủ của nhân dân lao động trên tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

2. Hệ thống chính trị là gì?

Hệ thống chính trị là một hệ thống các tổ chức (thiết chế) gắn liền với quyền lực chính trị của nhân dân, được tổ chức để thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn do nhân dân giao phó và ủy quyền; đây là phương thức quan trọng để nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình dưới các hình thức, cấp độ khác nhau.
Hệ thống chính trị ở nước ta là tổ chức của chính trị và dân chủ, được xác lập bởi tổ chức và hoạt động của một hệ thống thống nhất các thiết chế bao gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam; Nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội khác có trách nhiệm và quyền hạn thực hiện quyền lực chính trị theo ủy quyền của Nhân dân, phát huy dân chủ để thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng của chủ nghĩa xã hội theo dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

3. Hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm

Đảng Cộng sản Việt Nam (là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội);
Nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân;
Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận;
Các tổ chức chính trị - xã hội khác (Công đoàn Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam).
Hệ thống chính trị ở nước ta được tổ chức theo một hệ thống từ Trung ương đến cơ sở.
Trên đây là kiến thức về bản chất của chính trị. Hi vọng thông qua bài viết quý khách sẽ hiểu rõ hơn về hệ thống trị trị của nước ta hiện nay. Nếu còn bất kỳ vướng mắc pháp lý nào quý khách hãy liên hệ đội ngũ chuyên gia của ACC để được hỗ trợ nhanh nhất.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo