Việc khai báo tạm vắng là một thủ tục quan trọng để đảm bảo thông tin dân cư được cập nhật chính xác và kịp thời. Thủ tục này giúp cơ quan chức năng quản lý tốt hơn về dân số, an ninh trật tự, và các dịch vụ xã hội. Hãy cùng Công ty Luật ACC tìm hiểu Hướng dẫn thủ tục khai bao tam vắng (trong năm 2024) thông qua bài viết dưới đây.
Hướng dẫn thủ tục khai báo tạm vắng (trong năm 2024)
1. Khi nào phải khai báo tạm vắng?
Theo khoản 1 Điều 31 Luật Cư trú 2020, công dân có trách nhiệm khai báo tạm vắng trong các trường hợp sau đây:
Trường hợp 1: Đi khỏi phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đang cư trú từ 01 ngày trở lên đối với các đối tượng sau: bị can, bị cáo đang tại ngoại; người bị kết án phạt tù nhưng chưa có quyết định thi hành án hoặc đã có quyết định thi hành án nhưng đang tại ngoại hoặc được hoãn chấp hành án, tạm đình chỉ chấp hành án; người bị kết án phạt tù được hưởng án treo đang trong thời gian thử thách; người đang chấp hành án phạt quản chế, cải tạo không giam giữ; người được tha tù trước thời hạn có điều kiện đang trong thời gian thử thách.
Trường hợp 2: Đi khỏi phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đang cư trú từ 01 ngày trở lên đối với các đối tượng sau: người đang chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; người phải chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng nhưng đang được hoãn chấp hành hoặc tạm đình chỉ chấp hành; người bị quản lý trong thời gian làm thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng.
Trường hợp 3: Đi khỏi phạm vi đơn vị hành chính cấp huyện nơi đang cư trú từ 03 tháng liên tục trở lên đối với người trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự hoặc người đang phải thực hiện các nghĩa vụ khác đối với Nhà nước theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trường hợp 4: Đi khỏi phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi thường trú từ 12 tháng liên tục trở lên đối với những người không thuộc các trường hợp 1, 2, 3, trừ trường hợp đã đăng ký tạm trú tại nơi ở mới hoặc đã xuất cảnh ra nước ngoài.
2. Hồ sơ khai báo tạm vắng
Thành phần hồ sơ:
- Đối với công dân thuộc trường hợp 1 và 2, hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị khai báo tạm vắng;
- Văn bản đồng ý của cơ quan có thẩm quyền giám sát, quản lý, giáo dục người đó.
- Đối với công dân thuộc trường hợp 3 và 4, nội dung khai báo tạm vắng bao gồm: họ và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân, số hộ chiếu của người khai báo tạm vắng; lý do tạm vắng; thời gian tạm vắng; địa chỉ nơi đến.
Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
3. Thủ tục khai báo tạm vắng
Thủ tục khai báo tạm vắng
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Cá nhân, tổ chức chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Công an cấp xã.
Bước 3: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ
Khi tiếp nhận hồ sơ khai báo tạm vắng trong Cơ sở dữ liệu về cư trú, cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
- Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận hồ sơ và cấp Phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả (mẫu CT04) cho người đăng ký;
- Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện nhưng chưa đủ hồ sơ thì hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện và cấp Phiếu hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ (mẫu CT05) cho người đăng ký;
- Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện thì từ chối và cấp Phiếu từ chối tiếp nhận, giải quyết hồ sơ (mẫu CT06) cho người đăng ký.
Bước 4: Nhận kết quả
Căn cứ theo ngày hẹn trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả để nhận thông báo kết quả giải quyết thủ tục đăng ký cư trú (nếu có).
4. Thủ tục khai báo tạm vắng online
Nguuời dân có thể thực hiện khai báo tạm vắng tại nhà với các bước như sau:
Bước 1: Truy cập Cổng dịch vụ công theo đường link sau: https://dichvucong.bocongan.gov.vn/?home=1
Bước 2: Đăng ký/Đăng nhập tài khoản
Bước 3: Chọn "Nộp hồ sơ trực tuyến" => Nhập từ khóa "Khai báo tạm vắng" tại ô Lĩnh vực TTHC => Tìm kiếm.
Bước 4: Chọn "Khai báo tạm vắng" => Nộp hồ sơ.
Bước 5: Điền thông tin khai báo vào những ô trống.
Bước 6: Chọn "Ghi" và "Gửi hồ sơ".
5. Khai báo tạm vắng ở đâu?
Hiện nay, người dân có thể thực hiện thủ tục đăng ký khai báo tạm vắng theo 2 phương thức trực tiếp tại cơ quan hoặc qua online.
Nộp trực tiếp
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Giờ hành chính các ngày làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 và sáng thứ 7 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ lễ, tết theo quy định của pháp luật).
- Thời gian xử lý: Trong thời gian 01 ngày kể từ khi tiếp nhận đề nghị khai báo tạm vắng của công dân. Trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài hơn nhưng không quá 02 ngày làm việc.
Nộp trực tuyến
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Giờ hành chính các ngày làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 và sáng thứ 7 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ lễ, tết theo quy định của pháp luật).
- Thời gian xử lý: Trong thời gian 01 ngày kể từ khi tiếp nhận đề nghị khai báo tạm vắng của công dân. Trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài hơn nhưng không quá 02 ngày làm việc.
6. Câu hỏi thường gặp
Làm thế nào để nộp hồ sơ khai báo tạm vắng?
Hồ sơ khai báo tạm vắng có thể nộp trực tiếp tại cơ quan đăng ký cư trú hoặc qua các hình thức trực tuyến như số điện thoại, hộp thư điện tử, Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, ứng dụng VNeID, hoặc ứng dụng trên thiết bị điện tử.
Thời gian xử lý hồ sơ khai báo tạm vắng là bao lâu?
Thời gian xử lý hồ sơ khai báo tạm vắng là 01 ngày làm việc, được thực hiện trong giờ hành chính từ thứ Hai đến thứ Sáu và sáng thứ Bảy hàng tuần, trừ các ngày nghỉ lễ, Tết theo quy định của pháp luật.
Phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả được cấp khi nào?
Phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả sẽ được cấp khi hồ sơ khai báo tạm vắng đầy đủ và hợp lệ. Nếu hồ sơ đủ điều kiện nhưng chưa đầy đủ, sẽ có Phiếu hướng dẫn bổ sung. Nếu hồ sơ không đủ điều kiện, sẽ có Phiếu từ chối tiếp nhận, giải quyết hồ sơ.
Hy vọng qua bài viết, Công ty Luật ACC đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về Hướng dẫn thủ tục khai báo tạm vắng (trong năm 2024). Đừng ngần ngại hãy liên hệ với Công ty Luật ACC nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.
Nội dung bài viết:
Bình luận