1. Khái niệm khách thể của tội phạm
Khách thể của tội phạm là những mối quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ bị tội phạm xâm hại, gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại. Khách thể là cấu thành tội phạm thứ nhất và việc xác định đúng khách thể của tội phạm là rất quan trọng bởi vì:
Khách thể của tội phạm là căn cứ để định tội
Khách thể của tôi phạm là căn cứ để phân biệt tội phạm với các hành vi vi phạm ở các luật khác
Khách thể của tội phạm là căn cứ quan trọng để xác định tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội.
2. Các loại khách thể của tội phạm
2.1.Khách thể chung của tội phạm
Là tổng thể các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ bị tội phạm xâm hại. Bất kỳ một hành vi phạm tội nào cũng xâm phạm đến khách thể chung của tội phạm. theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Bộ luật hình sự 2015 thì khách thể chung là độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật hình sự phải bị xử lý hình sự.
Khách thể chung của tội phạm cho thấy phạm vi các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ cũng như chức năng, nhiệm vụ của Bộ luật hình sự, chính sách nhà nước trong việc xây dựng pháp luật hình sự.
2.2.Khách thể loại của tội phạm
Là nhóm quan hệ xã hội có cùng tính chất được phân vào cùng một nhóm được một nhóm các quy phạm pháp luật hình sự bảo vệ và bị một nhóm tội phạm xâm hại.
Trên thực tế tội phạm rất đa dạng nên khách thể chung của tội phạm không thể cụ thể hoá được từng loại tội phạm, do đó mà các khách thể của tội phạm tiếp tục được phân ra khách thể loại của tôi phạm. Việc phân loại, xếp nhóm cho từng loại tội phạm giúp đánh giá được được mức độ nguy hiểm cho xã hội của từng hành vi phạm tội nhất định khi xâm hại đến mỗi nhóm khách thể.
Ngoài ra, khách thể loại của tội phạm là cơ sở để sắp xếp các loại tội phạm trong Bộ luật hình sự một cách khoa học, giúp bạn có cách hiểu thống nhất trong định tội danh, định khung hình phạt, xác định mức phạt đối với từng loại tội phạm cụ thể. Chính vì thể mà khách thể loại có vai trò quan trọng về mặt lập pháp, là cơ sở xây dựng từng chương trong phần các tội phạm của Bộ luật hình sự
2.3.Khách thể trực tiếp của tội phạm
Là một hoặc một số quan hệ xã hội cụ thể bị hành vi phạm tội cụ thể xâm hại mà sự xâm hại này phản ánh được tính chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm đó.
Các tội phạm chung một nhóm, cùng khách thể loại sẽ xâm phạm đế khách thể loại của tội phạm đó nhưng các tội phạm trong cùng một nhóm không phải xâm hại đến một khách thể cụ thể trong khách thể loại mà từng tội phạm sẽ xâm phạm trực tiếp đến từng khách thể riêng. Chính vì thể mà khách thể của tội phạm lại tiếp tục phân ra thành khách thể trực tiếp của tội phạm.
Khách thể trực tiếp của tội phạm là các quan hệ xã hội cụ thể bị tội phạm gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại nhưng không phải tất các quan hệ xã hội bị xâm hại đều được coi là khách thể trực tiếp của tội phạm mà một tội phạm cụ thể có thể xâm hại đến nhiều quan hệ xã hội khác nhau. Vì thế trong trường hợp có nhiều quan hệ xã hội bị cùng tội phạm xâm hai thì để xác định được khách thể trực tiếp của tội phạm cần căn cứ vào tính chất quan trọng của các quan hệ xã hội đó, mức đội thiệt hại, mục đích chủ quan của người phạm tội,…thể hiện được đầy đủ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội.
Xác định đúng khách thể trực tiếp là một trong các căn cứ để phân loại tội phạm trong Bộ luật hình sự.
3. Các câu hỏi liên quan
Các mối quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ là gì?
Việc quy định những quan hệ xã hội nào được pháp luật bảo vệ là khách thể của tội phạm phụ thuộc vào ý chí và lợi ích của giai cấp cầm quyền trong xã hội nhưng thường là các quan hệ xã hội quan trọng trong đời sống xã hội như các mối quan hệ về độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc, chế độ chính trị, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và nhiều lĩnh vực khác.
Các yếu tố khác cấu thành nên tội phạm là gì?
Ngoài khách thể thì chủ thể, mặt khách quan và mặt chủ quan của tội phạm là các yếu tố quan trọng khác cấu thành tội phạm. Trong đó:
Chủ thể của tội phạm là cá nhân hoặc pháp nhân thực hiện hành vi xâm phạm đến khách thể của tội phạm, chủ thể phải có đủ năng lực trách nhiệm hình sự.
Mặt khách quan của tội phạm là những biểu hiện bên ngoài tội phạm bao gồm những biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan.
Mặt chủ quan của tội phạm là những biểu hiện về mặt tâm lý bên trong của người phạm tội hoặc pháp nhân thực hiện hành vi phạn tội bao gồm lỗi động cơ và mục đích phạm tội.
Ví dụ về khách thể của tội phạm
A đã uống rượu nhưng vẫn chạy xe gắn máy, trên đường A chạy xe quá tốc độ đâm vào B khiến B ngã xe và tử vong. Trong trường hợp này khách thể của tội phạm là gì?
Khách thể của tội phạm trong trường hợp này là quan hệ nhân thân cụ thể là quyền sống của con người
Nội dung bài viết:
Bình luận