Trong quá trình điều phối và vận hành doanh nghiệp, việc xác định đúng khách hàng mục tiêu là một trong những nhiệm vụ cốt lõi và đầy thách thức với mỗi doanh nghiệp nói chung và nhà quản trị nói riêng. Vậy khách hàng mục tiêu là gì? Sau đây, Luật ACC sẽ giúp quý bạn đọc phân tích và tìm hiểu rõ hơn.
1. Khách hàng mục tiêu là gì?
Khách hàng mục tiêu là nhóm đối tượng khách hàng trong phân khúc thị trường mục tiêu mà doanh nghiệp bạn hướng tới. Đây là nhóm đối tượng khách hàng có nhu cầu về sản phẩm – dịch vụ của công ty và có khả năng chi trả cho sản phẩm – dịch vụ ấy. Ngày nay, nhóm khách hàng mục tiêu đa dạng và phong phú hơn có thể là các nhóm đối tượng online hoặc đối tượng mua hàng offline.
2. Tại sao cần xác định khách hàng mục tiêu?
Xác định khách hàng mục tiêu đem lại rất nhiều lợi ích cho công ty như:
- Giúp các công ty, doanh nghiệp có thể tiết kiệm tối đa chi phí cho các hoạt động tiếp thị, marketing bởi việc khoanh vùng các đối tượng phù hợp và chỉ tập trung vào các đối tượng này.
- Mang lại hiệu quả cao cho toàn bộ chiến dịch bởi các đối tượng mà doanh nghiệp nhắm đến thường là những người tiêu dùng đã tìm hiểu về sản phẩm và có nhu cầu tìm mua các sản phẩm, dịch vụ liên quan. Kèm theo đó là các chiến lược nội dung, khuyến mãi sẽ thu hút các đối tượng khách hàng này sẽ mua hàng trong thời gian ngắn.
- Rút ngắn được thời gian thực hiện chiến lược marketing, tiết kiệm tối đa chi phí và nhân lực thực hiện.
Khách hàng mục tiêu là gì? (Cập nhật mới nhất 2022)
Việc xác định khách hàng mục tiêu đóng vai trò rất lớn để đem lại nguồn doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Bởi vậy, việc đầu tiên cần làm trước khi tiến hành chạy bất kỳ chiến dịch tiếp thị nào chính là phải tiến hành xác định nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu sao cho phù hợp với thương hiệu, nhãn hàng của công ty hay doanh nghiệp.
3. Cách xác định đúng khách hàng mục tiêu
3.1. Thông qua nghiên cứu, lý thuyết
- Dựa trên số liệu mà doanh nghiệp thu thập được trên một nhóm khách hàng rộng tiến hành các thống kê, nghiên cứu.
- Xác định nhóm khách hàng mà đối thủ của bạn đang theo đuổi đồng thời nghiên cứu về nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu của riêng mình.
3.2. Thông qua yếu tố thực tế - thực tiễn
- Thực hiện tìm hiểu thị trường (market visit)
- Quan sát thực tế (in-home visit)
- Cảm nhận trên cương vị người tiêu dùng
- Khảo sát thói quen truyền thông thực tế(media habit)
- Nghiên cứu tâm lý của người tiêu dùng khi sử dụng một sản phẩm, dịch vụ như nhu cầu, mong muốn, nỗi sợ hãi,...
- Thông tin của khách hàng mục tiêu
- Phân khúc khách hàng bạn đang cần dựa trên những thông tin như độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn, mức thu nhập, lối sống…
- Độ lớn của phân khúc có đáp ứng được các mức doanh thu mà công ty, doanh nghiệp của bạn mong muốn nhắm đến.
- Các yếu tố quan trọng khi quyết định mua sắm sản phẩm của phân khúc này như chất lượng sản phẩm, nhãn hiệu, giá cả, các chương trình khuyến mãi…
- Các đối tượng mà bạn hướng đến đang sử dụng những sản phẩm của thương hiệu nào? Mức độ đáp ứng nhu cầu của các sản phẩm đó đối với khách hàng của bạn ra sao?
- Sản phẩm của công ty có đáp ứng tốt nhất cho phân khúc này không? Doanh nghiệp có thể thành công với phân khúc này hay không?
- Phương pháp để tiếp cận và thuyết phục được khách hàng trong phân khúc này
4. Chiến lược cụ thể
Bước 1: Phác họa chân dung khách hàng
Để có thể xác định khách hàng mục tiêu của mình một cách rõ nét nhất thì điều đầu tiên doanh nghiệp cần phải thực hiện đó chính là phác họa chân dung của khách hàng. Thông thường, chân dung khách hàng được thể hiện qua một số thông tin như độ tuổi, sở thích, giới tính, học vấn hay thu nhập...Và để có thể phác họa được chân dung khách hàng một cách chi tiết và chính xác, doanh nghiệp cần phải thu thập thông tin từ các nguồn như kênh nội bộ, phỏng vấn trực tiếp, qua mạng xã hội hay các các công cụ phân tích...
Bước 2: Vẽ hành trình trải nghiệm khách hàng
Hành trình trải nghiệm khách hàng thể hiện những tương tác, trải nghiệm của khách hàng khi tiếp xúc với sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp xuyên suốt quá trình mua hàng. Việc vẽ ra hành trình trải nghiệm của khách hàng giúp cho doanh nghiệp hiểu được tâm lý, nhu cầu cũng như xác định được nhóm khách hàng mục tiêu nào phù hợp với tổ chức.
Trong thời buổi công nghệ phát triển như hiện nay thì việc xác định trải nghiệm khách hàng cũng trở nên phức tạp và khó khăn hơn khi khách hàng mục tiêu không chỉ đến từ một kênh duy nhất mà họ xuất hiện ở đa kênh. Vì vậy, đòi hỏi các doanh nghiệp cũng cần phải có sự tiếp xúc, tương tác và chăm sóc khách hàng trên nhiều kênh để dễ dàng xác định được hành trình trải nghiệm của khách hàng.
Bước 3: Phân tích insight khách hàng
Một trong các bước quan trọng để xác định khách hàng mục tiêu đó là phải phân tích được insight của khách hàng. Đây được xem là "trái tim" của mọi hoạt động marketing giúp doanh nghiệp phân tích được tâm lý khách hàng để có phương án tiếp cận và tiếp thị hiệu quả. Cũng giống như việc vẽ hành trình trải nghiệm khách hàng, phân tích insight cũng cần trải qua quá trình và kế hoạch cụ thể từ thu thập thông tin khách hàng, xác định data để phân loại và dựa vào insight để xây dựng các chương trình tiếp thị phù hợp.
Bước 4: Xác định hành vi khách hàng mục tiêu
Dựa vào những phân tích ở các bước trên, doanh nghiệp tiến hành phân tích hành vi của khách hàng mục tiêu
Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu và phân tích của chúng tôi về khách hàng mục tiêu là gì, cũng như các vấn đề pháp lý phát sinh có liên quan. Hi vọng có thể giải đáp giúp cho bạn đọc những thông tin cơ bản cần thiết, góp phần giúp quá trình quản trị doanh nghiệp trên thực tế diễn ra thuận lợi hơn. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc hay quan tâm, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
Nội dung bài viết:
Bình luận