Quá trình tố tụng Hình sự bao gồm bốn giai đoạn: khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử. Trong đó giai đoạn điều tra là một giai đoạn vô cùng quan trọng bởi trong giai đoạn này các cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành thu thập những thông tin, chứng cứ phục vụ cho các giai đoạn tố tụng sau.
Kết quả của quá trình điều tra ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của vụ án. Do đó, trong quá trình điều tra cơ quan có thẩm quyền cần phải tuân thủ những quy định nghiêm ngặt của pháp luật Hình sự ngay cả khi kết thúc giai đoạn để chuyển sang các giai đoạn khác của quá trình Tố tụng. Vậy thủ tục khi kết thúc điều tra vụ án hình sự như thế nào? Mời các bạn cùng tìm hiểu thông qua bài viết của công ty Luật ACC dưới đây.
1. Kết thúc điều tra là gì?
Kết thúc điều tra là giai đoạn việc điều tra vụ án đã hoàn thành, đến thời điểm Cơ quan điều tra làm bản kết luận điều tra. Việc điều tra vụ án kết thúc khi Cơ quan điều tra ra quyết định đề nghị truy tố hoặc đình chỉ điều tra.
Khi Cơ quan điều tra có đầy đủ chứng cứ để xác định có tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội thì Cơ quan điều tra làm bản kết luận điều tra và đề nghị truy tố bị can. Bản kết luận điều tra, đề nghị truy tố kèm theo hồ sơ vụ án được gửi đến Viện kiểm sát cùng cấp và đồng thời Cơ quan điều tra phải báo ngay cho bị can và người bào chữa biết.
Trong các trường hợp đình chỉ điều tra theo quy định của pháp luật, Cơ quan điều tra đưa ra quyết định đình chỉ điều tra vụ án. Quyết định đình chỉ điều tra được gửi ngay Viện kiểm sát cùng cấp, đồng thời, Cơ quan điều tra báo ngay cho bị can, người bị hại biết. Khi quyết định đình chỉ điều tra, Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát quyết định hủy bỏ mọi biện pháp ngăn chặn đã áp dụng đối với bị can bị cáo, trả lại đồ vật đã bị tạm giữ. Nếu bị can đang bị áp dụng các biện pháp ngăn chặn như bị tạm giam thì được trả tự do ngay.
2. Quy định của pháp luật về trình tự thủ tục khi kết thúc điều tra vụ án hình sự:
Quy định về trình tự thủ tục khi kết thúc điều tra vụ án hình sự tại Bộ luật tố tụng hình sự 2015 như sau:
” Điều 232. Kết thúc điều tra
1. Khi kết thúc điều tra, Cơ quan điều tra phải ra bản kết luận điều tra.
2. Việc điều tra kết thúc khi Cơ quan điều tra ra bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc ra bản kết luận điều tra và quyết định đình chỉ điều tra.
3. Bản kết luận điều tra ghi rõ ngày, tháng, năm; họ tên, chức vụ và chữ ký của người ra kết luận.
4. Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra bản kết luận điều tra, Cơ quan điều tra phải giao bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc bản kết luận điều tra kèm theo quyết định đình chỉ điều tra cùng hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát cùng cấp; giao bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc quyết định đình chỉ điều tra cho bị can hoặc người đại diện của bị can; gửi bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc quyết định đình chỉ điều tra cho người bào chữa; thông báo cho bị hại, đương sự và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.”
+ Khi kết thúc điều tra, Cơ quan điều tra phải ra bản kết luận điều tra. Kết thúc điều tra là một giai đoạn của hoạt động điều tra mà nội dung của nó là một chuỗi hoạt động tố tụng được các cơ quan có thẩm quyền, người có thẩm quyền tố tụng thực hiện và đưa ra kết luận cuối cùng về vụ việc đã được điều tra bằng bản kết luận điều tra và triển khai trên thực tế văn bản đó.
+ Việc điều tra kết thúc khi Cơ quan điều tra ra bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc ra bản kết luận điều tra và quyết định đình chỉ điều tra. Giai đoạn kết thúc điều tra được bắt đầu từ khi Cơ quan điều tra ra bản kết luận điều tra và kết thúc khi Viện Kiểm sát trả lại hồ sơ vụ án cho Cơ quan điều tra để giải quyết theo thẩm quyền (trong trường hợp đình chỉ điều tra) hoặc hủy bỏ quyết định đình chỉ điều tra và ra quyết định truy tố (trong trường hợp quyết định đình chỉ điều tra không có căn cứ và có căn cứ để truy tố bị can).
(1) Kết thúc điều tra bằng việc đề nghị truy tố là trường hợp mà quá trình điều tra vụ án đã đi đến chứng minh một cách có căn cứ các tình tiết khẳng định rõ hành vi xảy ra mang đầy đủ những dấu hiệu của những tội phạm cụ thể Trên cơ sở đó, Cơ quan điều tra kết luận và đề nghị Viện Kiểm sát truy tố tội phạm và người phạm tội.
(2) Kết thúc điều tra bằng quyết định đình chỉ điều tra là trường hợp mà quá trình điều tra vụ án đã đi đến chứng minh một cách có căn cứ rằng không có tội phạm xảy ra hoặc hành vi xảy ra không đủ những dấu hiệu của tội phạm
+ Kết thúc điều tra, Cơ quan điều tra phải làm bản kết luận điều tra. Bản kết luận điều tra là một văn bản tố tụng hình sự có giá trị pháp lý tố tụng hình sự và là hành vi mở đầu giai đoạn kết thúc điều tra. Trong bản kết luận điều tra phải ghi rõ ngày, tháng, năm, họ, tên, chức vụ và chữ ký của người ra kết luận. Bản kết luận điều tra phải thỏa mãn những yêu cầu như: trình bày diễn biến hành vi phạm tội, nêu rõ các chứng cứ chứng minh tội phạm, những ý kiến đề xuất giải quyết vụ án, có nêu rõ lý do và căn cứ đề nghị truy tố hoặc những căn cứ để quyết định đình chỉ điều tra.
Bản kết luận điều tra ghi rõ ngày, tháng, năm; họ tên, chức vụ và chữ ký của người ra kết luận. Để bảo đảm cho quá trình tố tụng hình sự được thực hiện một cách nhanh chóng nhất, đồng thời bảo đảm thực hiện tốt các quyền, nghĩa vụ và lợi ích của những người có liên quan, Điều luật đã quy định cụ thể những thủ tục mà các cơ quan tiến hành tố tụng phải thực hiện và thời hạn tiến hành những thủ tục đó. Theo đó:
(1) Trong thời hạn hai ngày, kể từ ngày ra Bản kết luận điều tra, Cơ quan điều tra phải gửi Bản kết luận điều tra đề nghị truy tố cùng hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát cùng cấp để Viện kiểm sát quyết định việc truy tố.
(2) Trong trường hợp Cơ quan điều tra quyết định đình chỉ điều tra thì cũng trong thời hạn hai ngày, phải gửi Bản kết luận điểu tra kèm theo Quyết định đình chỉ điều tra cùng hồ sơ vụ án cho cho Viện kiểm sát cùng cấp để Viện kiểm sát kiểm sát việc đình chỉ điều tra.
(3) Trong cả hai trường hợp trên hổ sơ vụ án phải thỏa mãn những yêu cầu được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự. Hồ sơ và các văn bản, các bản kê vật chứng, các bút lục đều phải có chữ ký của cán bộ điều tra, chữ ký của cấp có thẩm quyền đóng dấu của cơ quan điều tra.
(4) Trong thời hạn nói trên, Cơ quan điều tra phải gửi bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc quyết định đình chỉ điều tra cho bị can và người bào chữa của họ. Quyết định đình chỉ điều tra phải được thi hành ngay và là căn cứ để hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn (nếu có) đã áp dụng đối với bị can.
![Thủ tục khiếu nại kết luận điều tra vụ án hình sự [Cập nhật 2022]](https://cdn.accgroup.vn/wp-content/uploads/2022/11/khieu-nai-1.jpg)
3. Thẩm quyền điều tra trong vụ án hình sự
Theo khoản 1, 2 và khoản 3 Điều 163 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về thẩm quyền điều tra trong vụ án hình sự như sau:
- Cơ quan điều tra của Công an nhân dân điều tra tất cả các tội phạm, trừ những tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân và Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
- Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân điều tra các tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự.
- Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương điều tra tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, tội phạm về tham nhũng, chức vụ quy định tại Chương XXIII và Chương XXIV Bộ luật Hình sự xảy ra trong hoạt động tư pháp mà người phạm tội bao gồm:
Cán bộ, công chức thuộc Cơ quan điều tra, Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án, người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp.
Trên đây là một số chia sẻ về vấn đề Thủ tục kết thúc điều tra vụ án hình sự [Cập nhật 2022] của Công ty Luật ACC gửi đến các bạn. Trong những năm vừa qua, Luật ACC luôn là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực dịch vụ pháp lý. Công ty chúng tôi với đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp luôn sẵn lòng hỗ trợ và đáp ứng tối đa những yêu cầu của quý khách. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý khách hàng còn thắc mắc hay quan tâm và có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh và chính xác nhất. Xin cảm ơn các bạn đã đọc bài viêt của Công ty Luật ACC.
Nội dung bài viết:
Bình luận