Hoạt động thanh tra lại là gì? Khi nào tiến hành thanh tra lại? Quy trình thanh tra lại như thế nào?

Trong hoạt động quản lý của nhà nước, thanh tra là nội dung không thể thiếu có vai trò quan trọng trong việc kiểm định, đánh giá hiệu quả của quản lý nhà nước. Qua thanh tra sẽ có các kiến nghị khắc phục những sơ hở, yếu kém và đề xuất những biện pháp đổi mới góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, sửa đổi các cơ chế, chính sách của Nhà nước. Trong quá trình thanh tra không thể tránh khỏi những sai xót vậy nên để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể chịu tác động bởi hoạt động thanh tra thì Nhà nước ta đã ban hành các quy định về thanh tra lại. Bài viết dưới đây ACC sẽ giúp người đọc tìm hiểu về bản chất của thanh tra lại và các thông tin liên quan đến thanh tra lại.

163426thanh Tra Lai Ket Luan Thanh Tra Y Te

Hoạt động thanh tra lại là gì? Khi nào tiến hành thanh tra lại? Quy trình thanh tra lại như thế nào?

1. Thanh tra lại là gì?

Tại khoản 1 Điều 47 Nghị định 86/2011/NĐ-CP quy định về việc thanh tra lại như sau:

Thanh tra lại là việc xem xét, đánh giá, xử lý kết luận thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong quá trình thanh tra, ra kết luận thanh tra.

2. Thẩm quyền thanh tra lại

Theo đó, tại khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 47 Nghị định 86/2011/NĐ-CP quy định về thẩm quyền quyết định thanh tra lại, cụ thể:

- Tổng Thanh tra Chính phủ quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Bộ trưởng kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi được Thủ tướng Chính phủ giao; quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chánh Thanh tra Bộ, Chánh Thanh tra tỉnh kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

- Chánh Thanh tra Bộ quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kết luận thuộc phạm vi, thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi được Bộ trưởng giao.

- Chánh Thanh tra tỉnh quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Giám đốc sở kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao; quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chánh Thanh tra sở, Chánh Thanh tra huyện kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

- Chánh Thanh tra sở quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc sở kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi được Giám đốc sở giao.

3. Khi nào thì tiến hành thanh tra lại?

Việc thanh tra lại được thực hiện khi có một trong những căn cứ được quy định tại Điều 48 Nghị định 86/2011/NĐ-CP như sau::

- Có vi phạm nghiêm trọng về trình tự, thủ tục trong tiến hành thanh tra.

- Có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật khi kết luận thanh tra.

- Nội dung kết luận thanh tra không phù hợp với những chứng cứ thu thập được trong quá trình tiến hành thanh tra.

- Người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra, Thanh tra viên, công chức được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ việc hoặc cố ý kết luận trái pháp luật.

- Có dấu hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng của đối tượng thanh tra chưa được phát hiện đầy đủ qua thanh tra.

Và tại Điều 49 Nghị định 86/2011/NĐ-CP quy định về nội dung của quyết định thanh tra lại bao gồm:

- Quyết định thanh tra lại bao gồm các nội dung quy định tại Điều 44, Điều 52 Luật Thanh tra 2010 nhưng phải ghi rõ phạm vi, đối tượng, nội dung thanh tra lại

- Chậm nhất là 05 ngày, kể từ ngày ký quyết định, người có thẩm quyền thanh tra lại phải gửi quyết định thanh tra lại cho người đã ký kết luận thanh tra, đối tượng thanh tra lại.

Quyết định thanh tra lại phải được công bố chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày ký và phải được Đoàn thanh tra lập biên bản.

4. Quy trình, thời hiệu và thời hạn thanh tra lại

* Thời hiệu thanh tra lại

Theo khoản 1 Điều 50 Nghị định 86/2011/NĐ-CP quy định về thời hiệu thanh tra lại là 02 năm, kể từ ngày ký kết luận thanh tra.

* Thời hạn thanh tra lại

Thời hạn thanh tra lại theo khoản 2 Điều 50 Nghị định 86/2011/NĐ-CP quy định như sau:

- Cuộc thanh tra do Thanh tra Chính phủ tiến hành không quá 60 ngày, trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài, nhưng không quá 90 ngày. Đối với cuộc thanh tra đặc biệt phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều địa phương thì thời hạn thanh tra có thể kéo dài, nhưng không quá 150 ngày;

- Cuộc thanh tra do Thanh tra tỉnh, Thanh tra bộ tiến hành không quá 45 ngày, trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài, nhưng không quá 70 ngày;

- Cuộc thanh tra do Thanh tra huyện, Thanh tra sở tiến hành không quá 30 ngày; ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn thanh tra có thể kéo dài, nhưng không quá 45 ngày.

Thời hạn của cuộc thanh tra được tính từ ngày công bố quyết định thanh tra đến ngày kết thúc việc thanh tra tại nơi được thanh tra.

Việc kéo dài thời hạn thanh tra theo quy định do người ra quyết định thanh tra quyết định.

* Báo cáo kết quả, kết luận và công khai kết luận thanh tra lại quy định tại Điều 50 Nghị định 86/2011/NĐ-CP như sau:

- Báo cáo kết quả thanh tra lại được thực hiện theo quy định tại Điều 49 Luật Thanh tra 2010. Nội dung Báo cáo kết quả thanh tra lại phải xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân đã tiến hành thanh tra, kết luận thanh tra.

- Kết luận thanh tra lại được thực hiện theo quy định tại Điều 49 Luật Thanh tra 2010. Nội dung kết luận thanh tra lại phải xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân đã tiến hành thanh tra, kết luận thanh tra và kiến nghị biện pháp xử lý.

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ký kết luận thanh tra lại, người ra quyết định thanh tra lại phải gửi kết luận thanh tra lại cho Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp, cơ quan thanh tra nhà nước cấp trên.

- Việc công khai kết luận thanh tra lại được thực hiện theo quy định tại Điều 46 Nghị định 86/2011/NĐ-CP.

Như vậy, hoạt động thanh tra lại là việc xem xét, đánh giá, xử lý kết luận thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong quá trình thanh tra, ra kết luận thanh tra. Theo đó, thanh tra lại được tiến hành khi có căn cứ và do người có thẩm quyền quyết định. Khi tiến hành thanh tra lại, cần phải lưu ý đến nội dung, thời hiệu, thời hạn của hoạt động này và phải thực hiện báo cáo kết quả, kết luận và công bố kết luận thanh tra lại theo quy định của pháp luật.

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến Kết luận thanh tra lại mà ACC đã chia sẻ đến quý bạn đọc. Hy vọng rằng với những thông tin trên, quý bạn đọc có thể áp dụng được trong cuộc sống và công việc. Mọi thông tin thắc mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi; ACC với đội ngũ chuyên viên với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề sẽ hỗ trợ quý bạn đọc một cách chuyên nghiệp và nhanh chóng nhất. Công ty Luật ACC - Đồng hành pháp lý cùng bạn.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo