Khái niệm kết cấu hạ tầng
Kết cấu hạ tầng là một bộ phận đặc thù của cơ sở vật chất kỹ thuật trong nền kinh tế quốc dân, có chức năng, nhiệm vụ cơ bản là đảm bảo những điều kiện chung cần thiết cho quá trình sản xuất và tái sản xuất mở rộng được diễn ra bình thường, liên tục. Kết cấu hạ tầng cũng được hiểu là tổng hợp các công trình vật chất kỹ thuật có vai trò nề tảng phục vụ trực tiếp cho sản xuất và đời sống, đảm bảo cho các hoạt động kinh tế - xã hội được diễn ra một cách bình thường.
Trong tiếng anh thuật ngữ để chỉ “Kết cấu hạ tầng” là Infra-structura. Đây là một từ ghép, trong đó từ Infra có nghĩa là nền tảng, hạ tầng và từ Structura có nghĩa là kết cấu, cấu trúc.
Các công trình, kết cấu kỹ thuật trên thực tế rất đa dạng như: Công trình giao thông vận tải (đường bộ, đường thuỷ, đường sắt, sân bay, cầu cống); các công trình ngành bưu chính viễn thông (hệ thống cáp quang, trạm phát, vệ tinh); các công trình ngành điện (trụ điện, cột điện, dây diện)
Các đặc trưng cơ bản
Kết cấu hạ tầng có tính thống nhất và đồng bộ, mỗi bộ phận đều có sự liên kết hài hoà với nhau tạo thành một hệ thống hoạt động hiệu quả
Kết cấu hạ tầng có quy mô lớn và ở ngoài trời, được bố trí khắp trên phạm vi cả nước
Vai trò của kết cấu hạ tầng
Kết cấu hạ tầng có vai trò rất quan trọng:
- Đối với hoạt động sản xuất: kết cấu hạ tầng là cơ sở, nền tảng giúp việc hình thành nên vật chất và giá trị mới. Ví dụ các nhà máy xí nghiệp muốn vận hành sản xuất sản phẩm cần phải có hệ thống điện nước để sử dụng
- Đối với hoạt động tiêu dùng: là quá trình sử dụng sản phẩm, của cải vật chất mới góp phần tiếp tục tạo nên các của cải vật chất mới, giá trị mới
Phân loại kết cấu hạ tầng
Kết cấu hạ tầng được phân thành nhiều loại khác nhau và dựa trên nhiều tiêu chí
Theo lĩnh vực
Kết cấu hạ tầng được phân thành hai loại là kết cấu hạ tầng kỹ thuật và kết cấu hạ tầng xã hội. Trong đó kết cấu hạ tầng kỹ thuật được hiểu là các đường giao thông vận tải (đường bộ, đường thuỷ, đường sắt, đường hàng không); kết cầu hạ tầng xã hội là cơ sở giáo dục (các trường học), khoa học, thông tin, y tế,..
Theo phân ngành kinh tế
Kết cầu hạ tầng được chia thành kết cấu hạ tầng công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, y tế, giáo dục,…
Theo khu vực dân cư, vùng lãnh thổ
Kết cấu hạ tầng được chia thành kết cấu hạ tầng đô thị, nông thôn, vùng đồng bằng, trung du miền núi, vùng biển,…
Theo cấp quản lý
Kết cấu hạ tầng được chia thành kết cấu hạ tầng do cấp trung ương quản lý và kết cấu hạ tầng do địa phương quản lý. Các cơ sở hạ tầng có quy mô lớn như đường quốc lộ, đường sắt, sân bay sẽ do cấp trung ương quản lý. Các cơ sở hạ tầng như cầu đường, kênh rạch, cơ sở y tế, giáo dục, văn hoá,…sẽ do tỉnh/huyện/xã/ấp nơi đó quản lý. Việc phân loại dựa theo cấp quản lý để dễ xác định trách nhiệm, sự chủ động trong công tác quản lý, khai thác, bảo vệ, sửa chữa các công trình thuộc phạm vi quản lý
Theo tính chất, đặc điểm
Kết cấu hạ tầng được phân thành kết cấu hạ tầng hình thái vật chất và kết cấu hạ tầng hình thái phi vật chất. Kết cấu hạ tầng vật chất được hiểu là các công trình như hệ thống giao thông, điện, nước, giáo dục, y tế, an ninh quốc phòng,..Còn kết cấu hạ tầng hình thái phi vật chất được hiểu là các hệ thống quản lý xã hội, cơ chế hoạt động, an ninh trật tự, thủ tục hành chính,…
Tác động của việc phát triển kết cấu hạ tầng
Phát triển kết cấu hạ tầng giúp cho các hoạt động đầu tư được diễn ra mạnh mẽ hơn góp phần phát triển kinh tế - xã hội
Kết cấu hạ tầng càng phát triển đồng bộ và hiện đại thì càng tạo tiền đề cũng như là nền móng cho sự phát triển ở những vùng đó và sẽ kéo theo các vùng lân cận
Phát triển kết cấu hạ tầng là yếu tố tác động trực tiếp đến sự phát triển ở các vùng chưa phát triển, cơ sở vật chất còn yếu kém. Như vậy, chất lượng đời sống của người dân ở các khu vực này cũng sẽ được nâng lên, giảm thiểu sự phân biệt các vùng, giàu nghèo
Kết cấu hạ tầng phát triển góp phần vào việc bảo vệ, gìn giữ môi trường
Phát triển kết cấu hạ tầng tạo điều kiện nâng cao trình độ kiến thức, lối sống thân thiện môi trường và cải thiện tình trạng sức khoẻ
Các câu hỏi có liên quan
Các chiến lược phát triển kết cấu hạ tầng hiện nay là gì?
Xây dựng nền kinh tế thị trường mang định hướng xã hội chủ nghĩa
Tập trung phát triển nguồn nhân lực bao gồm việc đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và tạo mối liên kết với khoa học, công nghệ hiện đại
Phát triển kết cấu hạ tầng thống nhất, đồng bộ, hiện đại
Đầu tư vốn cho các công trình có tính lan toả xã hội
Tạo các cầu nối giữa phương tiện vận tải với các công trình tại các vùng kinh tế trọng điểm và cửa ngõ với quốc tế.
Mối quan hệ giữa kết cấu hạ tầng và kiến trúc thượng tầng là gì?
Kết cấu hạ tầng và kiến trúc thượng tầng có môi quan hệ bổ sung cho nhau. Cơ sở hạ tầng giữ vai trò quyết định với sự xuất hiện và cải tiến của kiến trúc thượng tầng. Ngược lại, kiến trúc thượng tầng là sự phản ánh hiện thực của một cơ sở hạ tầng.
Kết cấu hạ tầng có ảnh hưởng tới bất động sản không?
Câu trả lời là có và ảnh hưởng không hề nhỏ tới bất động sản. Bất động sản ở những nơi có cơ sở hạ tầng phát triển luôn có giá trị cao hơn ở những nơi có cơ sở hạ tầng kém phát triển
Trên đây là bài viết về Kết cấu hạ tầng bao gồm khái niệm, vai trò, phân loại cũng như tác động khi kết cấu hạ tầng được phát triển. Hy vọng bài viết trên hữu ích với bạn đọc, nếu có quan tâm hoặc còn thắc mắc khác xin vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua website: accgroup.vn để được các chuyên viên tư vấn thêm
Nội dung bài viết:
Bình luận