Kế toán tiền lương là một vị trí quan trọng trong bộ máy kế toán của một doanh nghiệp. Tiền lương mang lại thu nhập cho người lao động và cũng là chi phí lớn của doanh nghiệp vì thế người kế toán tiền lương có trách nhiệm lớn ngoài việc tính lương hợp lý còn phải cân bằng chi phí của doanh nghiệp.
1. Dịch vụ kế toán tiền lương của chúng tôi mang lại những tiện ích gì?
· LUẬT ACC sẽ tiến hành lập hợp hóa đơn, chứng từ phát sinh của doanh nghiệp để theo dõi và hạch toán
· LUẬT ACC sẽ tiến hành lập báo cáo thuế hàng tháng, hàng quý và nộp thuế cho công ty
· LUẬT ACC sẽ tiến hành lập báo cáo tài chính, báo cáo thuế cuối năm, báo cáo thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) và thuế thu nhập cá nhân (TNCN)
· LUẬT ACC sẽ tiến hành lập hồ sơ hoàn thuế khi có phát sinh
· LUẬT ACC sẽ tiến hành lập báo cáo tổng hợp thuế theo định kỳ hoặc đột xuất
· LUẬT ACC sẽ tiến hành kiểm tra hóa đơn đầu vào
· Kiểm tra báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn thuế để báo cáo cục thuế
· LUẬT ACC sẽ tiến hành lập báo cáo tổng hợp thuế GTGT đầu ra của toàn công ty, phân loại theo thuế suất.
· LUẬT ACC sẽ tiến hành lập báo cáo tổng hợp thuế GTGT đầu vào của toàn công ty theo tỉ lệ phân bổ đầu ra được khấu trừ.
· LUẬT ACC sẽ theo dõi báo cáo tình hình nộp ngân sách, tồn đọng ngân sách, hoàn thuế của công ty
2. Dịch vụ kế toán tiền lương có giúp doanh nghiệp tổng hợp thuế hay không?
Luật ACC được biết đến với các gói dịch vụ đa dạng và mang đến cho khách hàng nhiều sự lựa chọn. Vì vậy, bên cạnh những lợi ích về việc thu thập, xử lý kế toán chúng tôi còn thực hiện công việc tính toán thuế liên quan như sau:
· LUẬT ACC sẽ cập nhật kịp thời các thông tin về luật thuế, soạn thông báo các nghiệp vụ quy định của luật thuế có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty để cơ sở biết thực hiện
· LUẬT ACC sẽ tiến hành lập kế hoạch thuế giá trị gia tăng thu nhập doanh nghiệp, nộp ngân sách
· LUẬT ACC sẽ trực tiếp làm việc với cơ quan thuế khi có vấn đề phát sinh
· LUẬT ACC sẽ tiến hành kiểm tra đối chiếu hóa đơn giá trị gia tăng (GTGT) với bảng kê thuế đầu vào, đầu ra từng cơ sở.
· Lập báo cáo thuế, kiểm tra tính hợp lý của hóa đơn GTGT.
3. Nhiệm vụ của kế toán tiền lương
- Có chuyên môn, biết cách tính và khai báo các khoản phụ cấp, thu nhập các khoản khấu trừ.
- Nắm thông tin bảng lương của nhân viên, phụ cấp, BHXH..
- Các yếu tố ảnh hưởng đến nghiệp vụ tính lương: ngày giờ làm việc, bảo hiểm..
- Biết khai báo thuế TNCN.
4. Các chứng từ sử dụng khi thực hiện công việc của kế toán tiền lương
- Bảng chấm công.
- Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc khối lượng công việc hoàn thành.
- Hợp đồng lao động.
- Bảng thanh toán lương và BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ
- Lập đề nghị thanh toán lương,
- Bảng tạm ứng lương.
- Báo cáo quyết toán thuế TNCN.
- Bảng thanh toán tiền thưởng.
- Các quyết định thôi việc, chấm dứt Hợp đồng
- Các hồ sơ, giấy tờ khác liên quan
5. Công việc cụ thể của kế toán tiền lương
- Ghi chép, phản ánh kịp thời, đầy đủ tình hình hiện có và sự biến động về số lượng và chất lượng lao động, tình hình sử dụng thời gian lao động và kết quả lao động.
- Tính toán chính xác, kịp thời, đúng chính sách chế độ về các khoản tiền lương, tiền thưởng, các khoản trợ cấp phải trả cho người lao động.
- Xây dựng thang bảng lương để tính lương và nộp cho cơ quan bảo hiểm.
- Thực hiện việc kiểm tra tình hình chấp hành các chính sách, chế độ về lao động tiền lương, bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm ý tế (BHYT) và kinh phí công đoàn (KPCĐ). Kiểm tra tình hình sử dụng quỹ tiền lương, quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ.
- Tính toán và phân bổ chính xác, đúng đối tượng các khoản tiền lương, khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh
- Lập báo cáo về lao động, tiền lương , BHXH, BHYT, KPCĐ thuộc phạm vi trách nhiệm của kế toán. Tổ chức phân tích tình hình sử dụng lao động, quỹ tiền lương, quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ.
a. Quản lý việc tạm ứng lương:
- Quản lý các đợt tạm ứng lương trong tháng của công ty.
- Tính tạm ứng lương cho toàn thể công ty, cho một nhóm nhân viên hoặc cho một nhân viên.
- Xây dựng mức tạm ứng lương linh hoạt như: số % lương cơ bản hoặc giá trị tiền riêng cho từng nhân viên.
b. Quản lý kỳ lương chính:
- Xây dựng kỳ tính lương với các chỉ tiêu như loại lương, cách tính giờ làm, ngày bắt đầu và kết thúc kỳ lương.
- Tính các khoản thu nhập hay giảm trừ lương cuối kỳ cho cán bộ công nhân viên.
- Đưa bảng tính các đợt tạm ứng lương trong tháng vào bảng lương cuối kỳ để tính ra mức lương thực lĩnh cho từng nhân viên.
- Xây dựng bảng lương dựa trên thông tin lương nhân viên, thông tin kỳ lương và bảng chấm công
. - Tính và khấu trừ vào lương các chỉ tiêu nghĩa vụ phải nộp đối nhà nước như thuế TNCN, các khoản bảo hiểm bắt buộc như BHXH, BHYT một cách đầy đủ và chính xác.
- Quản lý các khoản thu nhập khác ngoài lương để quyết toán thuế TNCN cuối năm.
- Tìm hiểu các thông tin về lương, phụ cấp của nhân viên, các nhân tố ảnh hưởng đến phụ cấp.
- Chú ý đến những lao động thời vụ, thử việc, cách tính lương, mức khấu trừ trước khi trả lương.
- Biết cách tính và khai báo các khoản phụ cấp, thu nhập và các khoản khấu trừ.
- Tìm hiểu các khoản thu nhập chịu thuế, không chịu thuế TNCN, các khoản giảm trừ...
- Tìm hiểu thủ tục đăng ký tham giao bảo hiểm cho nhân viên.
- Tìm hiểu về tỷ lệ trích các khoản theo lương mới nhất.
- Hiểu biết các yếu tố có ảnh hưởng đến nghiệp vụ nhân sự và tính lương của doanh nghiệp
Ví dụ: Kỳ tính lương, số ngày/giờ làm việc trong tháng, cách tính lương có thay đổi trong kì, mức bảo hiểm phải đóng bắt buộc, các thông số thuế TNCN…
- Biết cách tính thuế TNCN và kê khai thuế TNCN...
6. Những kỹ năng mà một kế toán tiền lương cần có
Một kế toán tiền lương không chỉ cần có kiến thức chuyên ngành mà họ còn phải luyện tập các kỹ năng để linh hoạt trong môi trường công việc hiện nay. Và, các kỹ năng đó là:
- Năng lực chuyên môn: Theo quy định của Luật Kế toán Viể Nam thì một cá nhân muốn hành nghề phải có các chứng chỉ hành nghề kế toán do cơ quan có thẩm quyền cấp. Bởi lẽ, năng lực chuyên môn luôn là những yêu cầu hàng đầu của nhà tuyển dụng.
- Tin học văn phòng: Sự tiến bộ của khoa học công nghệ đã dẫn đến sự ra đời của một số phần mềm kế toán. Cho nên, kế toán tổng hợp phải thành thạo một số chương trình phần mềm máy tính và các điều cơ bản về Word, Excel,…
- Kỹ năng giao tiếp, tiếng Anh chuyên ngành tốt: Tiếng anh chuyên ngành kế toán cũng là một kỹ năng kế toán tổng hợp khá quan trọng nếu muốn trở nên chuyên nghiệp. Tiếng Anh hỗ trợ khi làm việc với người nước ngoài, chủ động hơn khi đọc các báo cáo tài chính hay những tài liệu kế toán bằng tiếng Anh.
- Phân tích, quan sát tổng hợp: Kế toán tổng hợp phải làm khá nhiều việc như thu thập chứng từ, hoá đơn, sổ sách, ghi sổ, báo cáo, thu chi… đòi hỏi bạn phải có khả năng quan sát, phân tích, nhận định những nghiệp vụ phát sinh. Từ đó tổng hợp và đưa ra những bút toán, hạch toán chính xác nhất.
- Quản lý thời gian: khối lượng thông tin mà kế toán tổng hợp cần xử lý khá nhiều và phức tạp. Chính vì thế, họ cần phải phân bổ các khoản thời gian để thực hiện các công việc một cách thích hợp và nhằm vào sản phẩm cuối cùng là báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
Nội dung bài viết:
Bình luận