Phần mềm kế toán quản trị được xem là công cụ quản lý tối ưu cho doanh nghiệp trong hoạt động tài chính – kế toán. Hãy cùng ACC tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về MISA AMIS – Phần mềm kế toán quản trị MISA.
1. Phần mềm kế toán quản trị là gì?
Phần mềm kế toán quản trị được hiểu là phần mềm giúp doanh nghiệp thu thập, xử lý và phân tích thông tin tài chính, kinh tế nhằm phục vụ hoạt động quản trị và đưa ra quyết định phù hợp.
Phần mềm kế toán quản trị phục vụ chức năng “kế toán quản trị” trong doanh nghiệp. Cụ thể là tổng hợp thông tin một cách nhanh chóng, chi tiết, đồng thời đưa ra các dự báo để doanh nghiệp chuẩn bị trước kế hoạch thích nghi.
Chẳng hạn như: Khi phần mềm bán hàng kết nối với phần mềm kế toán quản trị, doanh nghiệp có thể biết được mặt hàng nào đang bán chạy, mặt hàng nào mang lại lợi nhuận gộp, lợi nhuận thuần tốt nhất, từ đó lựa chọn mặt hàng để gia tăng sản lượng hay đầu tư mở rộng thị trường.
2. Phân biệt Kế toán quản trị với Kế toán tài chính
KTQT và KTTC là hai bộ phận cấu thành của hệ thống thông tin kế toán, do đó có mối liên hệ mật thiết với nhau và có một số điểm chung cơ bản. Tuy nhiên, giữa KTQT và KTTC cũng có những điểm khác nhau. Cụ thể các điểm giống và khác nhau giữa hai loại hình kế toán này như sau:
⮚ Điểm giống nhau:
- Đều là công cụ quản lý của doanh nghiệp, giúp các nhà quản trị doanh nghiệp quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn lực kinh tế của đơn vị.
- Số liệu của KTTC và KTQT đều dựa vào các thông tin phản ánh trên các chứng từ gốc; KTTC phản ánh thông tin tổng quát, còn KTQT phản ánh thông tin chi tiết, cụ thể.
- Đều quan tâm đến trách nhiệm của nhà quản lý.
⮚ Điểm khác nhau:
Căn cứ phân biệt | Kế toán tài chính | Kế toán quản trị |
Mục đích | Cung cấp thông tin phục vụ lập Báo cáo tài chính. | Cung cấp thông tin phục vụ công tác quản trị doanh nghiệp. |
Đối tượng sử dụng thông tin | Các tổ chức, cá nhân bên ngoài doanh nghiệp (Cổ đông, chủ nợ, khách hàng, nhà cung cấp, các cơ quan quản lý Nhà nước… | Các nhà quản trị bên trong doanh nghiệp (Chủ sở hữu, Ban giám đốc, nhà quản lý…) |
Cơ sở pháp lý |
|
+ Chính sách của nhà quản trị+ Nhu cầu kiểm soát, yêu cầu thông tin của nhà quản trị. |
Đặc điểm thông tin | + Là thông tin quá khứ, thông tin về các nghiệp vụ kinh tế – tài chính đã xảy ra+ Là thông tin kế toán thuần tuý, được thu thập từ các chứng từ kế toán
+ Chủ yếu thể hiện dưới hình thái giá trị. + Thông tin mang tính pháp lý cao. |
+ Thông tin hướng tới việc ra quyết định trong tương lai.+ Thông tin thu thập nhằm phục vụ cho việc ra quyết định của nhà quản lý và thường không có sẵn.
+ Thông tin dưới hình thái cả hiện vật và giá trị. + Đa phần yêu cầu về tính pháp lý thấp hơn vì chỉ phục vụ nhu cầu thông tin trong phạm vi nội bộ doanh nghiệp. |
Nguyên tắc cung cấp thông tin | Đảm bảo tính thống nhất và tuân thủ Luật kế toán, chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán. | Không có tính bắt buộc, thực hiện theo yêu cầu của các nhà quản lý. |
Phạm vi thông tin | Liên quan đến toàn bộ doanh nghiệp. | Liên quan đến từng bộ phận (phòng, ban, phân xưởng, tổ, đội … và cá nhân liên quan) |
Chi phí của thông tin | Phải phát sinh nhằm mục đích đáp ứng các quy định pháp lý. | Lợi ích của thông tin phải cao hơn chi phí bỏ ra. |
Kỳ báo cáo | Thường theo quý, năm | Có thể theo ngày, tuần, tháng, năm, quý theo yêu cầu quản lý của đơn vị. |
Tính bắt buộc | Có tính bắt buộc theo quy định của pháp luật. | Không có tính bắt buộc. |
3. Kế toán quản trị trong xu hướng hiện đại mới
Với sự tiến bộ của khoa học công nghệ, nghề kế toán quản trị cũng đang thay đổi nhanh chóng. Trong quá khứ, KTQT thường phải dùng phần lớn thời gian làm việc để thực hiện công tác ghi chép, đối chiếu sổ sách và lên các báo cáo tài chính, quản trị. Ngày nay, với sự ra đời của các công cụ, phần mềm kế toán, các phần mềm quản lý CRM, ERP hay các ứng dụng tài chính khác thì việc ghi ghép hay tổng hợp số liệu của kế toán quản trị được nhẹ nhàng hơn rất nhiều lần. Vậy nên kế toán quản trị có nhiều thời gian hơn để làm các công việc khác như phân tích số liệu, tham mưu tư vấn cho nhà quản trị về các quyết định điều hành hay thậm chí kế toán quản trị còn có thể được giao nhiệm vụ lập kế hoạch, dự toán ngân sách…cho doanh nghiệp. Xu hướng này đang ngày càng phổ biến và nâng cao giá trị của kế toán quản trị lên nhiều lần.
Kế toán quản trị có vai trò rất lớn trong mọi hoạt động của tổ chức. Các quyết định điều hành của các nhà quản trị để được hiệu quả cần các dữ liệu từ các báo cáo, thống kê của kế toán quản trị. Tất nhiên, vai trò ngày càng cao của kế toán quản trị trong tổ chức cũng đòi hỏi người làm kế toán các yêu cầu cao hơn, khắt khe hơn về trình độ, nghiệp vụ để đáp ứng công việc.
Là kế toán viên hay kế toán dịch vụ cũng đều cần tuân thủ các nguyên tắc kế toán kể trên để đảm bảo mọi báo cáo đều chính xác, đúng quy định. Đối với các doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp mới thành lập với những khó khăn về nguồn lực và chi phí để thuê nhân viên kế toán thực hiện các công tác ghi chép, hạch toán, lập báo cáo thuế, BCTC…thì việc lựa chọn dịch vụ kế toán là một giải pháp tối ưu để giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, yên tâm sản xuất và kinh doanh.
Thấu hiểu nhu cầu của doanh nghiệp trong việc tìm kiếm dịch vụ kế toán phù hợp với nhu cầu, chi phí doanh nghiệp, MISA (Đơn vị 25 năm kinh nghiệm chuyên phát triển phần mềm trong lĩnh vực TC- kế toán, kê khai Thuế,… cho hơn 250.000 doanh nghiệp và hàng triệu cá nhân) ra mắtNền tảng kế toán dịch vụ ASP.MISA.VN là cầu nối trao đổi thông tin, nghiệp vụ, công việc chuyên môn giữa Kế toán dịch vụ và doanh nghiệp trên khắp cả nước.
Trên đây là toàn bộ bài viết của chúng tôi về Tìm hiểu về kế toán quản trị trên phần mềm MISA. Hi vọng đã cung cấp cho quý bạn đọc những thông tin hữu ích. Công ty Luât ACC đã cho ra mắt phần mềm kế toán ACC giúp cho việc theo dõi, quản lý sổ sách của kế toán đơn giản, dễ dàng và nhanh chóng hơn. Quý bạn đọc có nhu cầu tìm hiểu về phần mềm kế toán hãy liên hệ chúng tôi để được tư vấn về phần mềm kế toán của ACC.
Nội dung bài viết:
Bình luận