Hướng dẫn kế toán hộ kinh doanh dịch vụ ăn uống

Các nghiệp vụ kế toán công ty ăn uống

Theo dõi hàng hoá xuất, nhập, thu, chi

• Nhận các chứng từ nhập/xuất từ bộ phận kho, mua hàng.
• Nhập các chứng từ vào phần mềm hàng ngày.
• Nhắc nhở các bộ phận liên quan chuyển giao chứng từ đúng hạn.
• Xem xét tính hợp lý, hợp lệ của các chứng từ xuất nhập theo quy định của công ty.
• Lưu trữ các chứng từ xuất/nhập.
• Báo cáo kịp thời giám đốc các trường hợp xuất nhập không đúng theo nguyên tắc kế toán.

• Việc quan trọng nhất của kế toán nhà hàng là đầu vào. Nguyên vật liệu đa phần mua của hộ kinh doanh cá thể hoặc nông dân. Chính vì thế phải lập bảng kê mua hàng không có hóa đơn.
• Mỗi 1 hóa đơn phải kèm theo một tờ phiếu thanh toán bàn ăn đó. Dựa vào định mức các món ăn, để kế toán lên được tổng hợp thực phẩm. Dựa vào đó để cân đối thực phẩm đầu vào.
• Tính giá thành cho từng món ăn, lên giá vốn cho từng hóa đơn.

Thu, chi tiền dịch vụ ăn uống nghỉ của khách
Thu mua thực phẩm, đồ uống và phải biết cách hạch toán những khoản chi, thu liên quan đến từng nhóm hàng cụ thể.

1. Hộ kinh doanh dịch vụ ăn uống, nhà hàng phải kê khai những loại thuế nào

Căn cứ theo quy định của luật quản lý thuế, khi kinh doanh dịch vụ ăn uống, nhà hàng hay, các loại thuế phải đóng sẽ được căn cứ trên doanh thu của bạn. Cụ thể nếu doanh thu từ 100.000.000 đồng/năm trở lên, bạn phải đóng thuế:

– Thuế giá trị gia tăng.

– Thuế thu nhập cá nhân theo quy định.

– Thuế môn bài theo quy định.

Với trường hợp doanh thu dưới 100.000.000 đồng/năm bạn sẽ được miễn thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ.

2. Hộ kinh doanh nhà hàng, dịch vụ ăn uống phải kê khai theo phương pháp nào?

Xuất phát từ quy định tại Thông tư 40/2021/TT-BTC hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập cá nhân (TNCN) và quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh của Bộ Tài chính ban hành ngày 01/06/2021, theo đó kể từ ngày Thông tư có hiệu lực thì hộ, cá nhân kinh doanh có thể nộp thuế theo phương thức kê khai, thay vì chỉ được nộp thuế theo phương thức khoán như trước.

Cụ thể, hộ kinh doanh nhà hàng có thể tự chọn chọn một trong hai phương pháp kê khai thuế và tính thuế sau:

– Phương pháp tính thuế đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán:

  • Căn cứ khoản 8 điều 3 và Điều 7 Thông tư 40/2021/TT-BTC, thuế khoán áp dụng đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn.
  • Cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán là cá nhân kinh doanh có phát sinh doanh thu từ kinh doanh, cá nhân nộp thuế khoán khai thuế khoán một năm một lần tại Chi cục Thuế nơi cá nhân có địa điểm kinh doanh và không phải quyết toán thuế
  • Cá nhân nộp thuế khoán sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế thì ngoài việc khai doanh thu khoán, cá nhân tự khai và nộp thuế đối với doanh thu trên hóa đơn theo quý.

– Phương pháp tính thuế đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo từng lần phát sinh:

  • Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai” là hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh quy mô lớn; hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh chưa đáp ứng quy mô lớn nhưng lựa chọn nộp thuế theo phương pháp kê khai.
  • Cá nhân kinh doanh nộp thuế theo từng lần phát sinh gồm: cá nhân cư trú có phát sinh doanh thu kinh doanh ngoài lãnh thổ Việt Nam; cá nhân kinh doanh không thường xuyên và không có địa điểm kinh doanh cố định; cá nhân hợp tác kinh doanh với tổ chức theo hình thức xác định được doanh thu kinh doanh của cá nhân.
  • Khai thuế, nộp thuế đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo từng lần phát sinh. Cá nhân nộp thuế từng lần phát sinh khai thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân theo từng lần phát sinh nếu có tổng doanh thu kinh doanh trong năm dương lịch trên 100 triệu đồng.

Như vậy, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà chủ hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có thể tự lựa chọn cho mình phương pháp kê khai thuế phù hợp.

Dù là kê khai theo hình thức nào thì việc ghi nhận thông tin kế toán cũng rất quan trong và sẽ giúp ích nhiều cho quá trình kinh doanh. Vì vậy, hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế có thể lựa chọn sử dụng phần mềm kế toán, nhất là các phần mềm được thiết kế dành riêng cho hộ kinh doanh cá thể như phần mềm kế toán ACC, để hỗ trợ cho quản lý tài chính.

3. Xác định doanh thu, chi phí, nghĩa vụ thuế

Việc xác định doanh thu, chi phí, nghĩa vụ thuế đối với từng lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh của các HKD, cá nhân kinh doanh được thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế. Cụ thể, từ ngày 01/8/2021, việc xác định doanh thu, chi phí… của HKD được thực hiện theo Thông tư 40/2021/TT-BTC.

4. Phần mềm kế toán ACC

Nhằm đáp ứng những nhu cầu trong công việc của kế toán viên, phần mềm kế toán ACC với những đặc điểm, tính năng nổi bật sẽ giúp bạn bớt căng thẳng và mang lại hiệu quả cao hơn trong công việc. CÓ thể kể đến một số tính năng đắt giá của phẩn mềm kế toán ACC như:

  • Công nghệ lập trình viên tiên tiến;
  • Thiết kế linh hoạt, giao diện bắt mắt, dễ sử dụng;
  • Quản lý đa tiền tệ;
  • Truy vấn các dữ liệu có liên quan;
  • Tính hiện đại chính xác;
  • Có tính chuyên nghiệp;

Với một số thông tin liên quan đến phần mềm kế toán ACC, chúng tôi rất vui được đồng hành cùng các bạn trong bất kỳ lĩnh vực nào. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến phần mềm kế toán ACC hãy liên hệ với chúng tôi.

 

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo