Kế toán dịch vụ nhà hàng là một trong những công việc đòi hỏi phải có kiến thức sâu rộng và thành thạo nhiều kỹ năng. Nhận biết được điều đó, ACC xin cung cấp những kiến thức cơ bản về công việc của kế toán dịch vụ ăn uống thông qua bài viết dưới đây:
Kế toán dịch vụ ăn uống
1. Kế toán dịch vụ ăn uống là gì?
Kế toán dịch vụ ăn uống là việc thực hiện ghi chép, thu thập, xử lý số liệu và báo cáo các thông tin về hoạt động tài chính của dịch vụ ăn uống. Bộ phận kế toán không chỉ cần nắm vững chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán mà còn cần hiểu rõ các sản phẩm, dịch vụ liên quan.
Kế toán dịch vụ ăn uống là công việc khó khăn và phức tạp bởi sự đa dạng của lĩnh vực này và yêu cầu sự tỉ mỉ.
2. Đặc điểm công ty dịch vụ ăn uống mà kế toán cần nắm
- Đặc thù trong việc xác định doanh thu
Doanh thu của loại hình kinh doanh khách sạn, nhà hàng chủ yếu đến từ dịch vụ lưu trú, cho thuê phòng ngủ và dịch vụ ăn uống, ngoài ra còn có thêm một số dịch vụ khác đi kèm như giặt ủi, giữ xe, bán hàng lưu niệm, karaoke,…
Một số khách sạn còn cung cấp thêm một vài gói du lịch ngắn hạn trong ngày, kế toán cần xác định đó là tour của chính khách sạn hay chỉ là tour bán hộ một công ty du lịch để xác định đúng doanh thu cho khách sạn của mình.
- Đặc thù trong phần quản lý kho
Việc quản lý hàng hóa trong kế toán nhà hàng thường được chia làm 02 nhóm:
+ Nhóm thứ nhất - hàng chuyển bán:
Là các hàng hóa có thể bán trực tiếp cho khách hàng mà không cần phải qua chế biến. Nhóm hàng này thường được quản lý kho tương tự với các doanh nghiệp thương mại, có tồn kho và tính giá xuất kho theo các phương pháp hàng tồn kho thông thường như bình quân tức thời, nhập trước xuất trước, …
+ Nhóm thứ hai - hàng tự chế:
Là các hàng hóa, vật tư cần phải qua khâu chế biến tại nhà hàng thành các món ăn, sau đó mới có thể phục vụ cho khách hàng. Nhóm hàng này không có tồn kho vì sản phẩm chế biến xong không được lưu trữ lâu, cũng như nguyên vật liệu dùng để chế biến cũng có thời hạn lưu trữ không lâu.
Nhóm hàng này được tính giá vốn tương tự như với doanh nghiệp sản xuất tuy nhiên chu kỳ sản xuất của hoạt động này thường ngắn và không có sản phẩm dở dang cuối kỳ. Ngoài ra, kế toán còn cần kết hợp với việc quản lý định mức tiêu hao nguyên vật liệu (NVL) theo từng món ăn khi xuất kho.
>>>>>>> Nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm về Dịch vụ kế toán thuế hãy tham khảo bài viết: Dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ chuyên nghiệp
- Đặc thù trong quản lý định mức nguyên vật liệu và tính giá thành sản phẩm
Kế toán cùng với quản lý nhà hàng cần phải họp bàn và lập định mức cho từng món ăn, lưu trữ các phiên bản định mức khác nhau theo thời gian (hàng tháng, hàng quý, …) để có thể hoạch định được kế hoạch mua NVL cụ thể. Nếu không kiểm soát được NVL xuất dùng thì rất dễ xảy ra tình trạng lãng phí hoặc thất thoát.
Ngoài chi phí nguyên liệu tiêu hao, bạn còn cần nắm thêm một số chi phí liên quan như: nhân công, ga, điện, gia vị thực phẩm liên quan đến chế biến món ăn,… để có thể tính được giá thành cho mỗi món ăn cụ thể.
3. Công việc của kế toán tổng hợp nhà hàng
Công việc của một kế toán tổng hợp nhà hàng là thực hiện những công việc cơ bản sau:
3.1. Kiểm soát giá cả hàng hóa nhập vào, các loại chi phí dịch vụ mua vào và doanh thu dịch vụ bán ra
Nhân viên kế toán tổng hợp lúc này sẽ cần phải kiểm soát được giá nhập và chi phí bán dịch vụ bán ra của nhà hàng. Cụ thể:
- Phải xây dựng định mức nguyên vật liệu cho từng món ăn, bao gồm nguyên liệu chính và nguyên liệu phụ (gas, gia vị, tiền điện…). Thông thường các nguyên liệu chính sẽ chiếm khoảng 70-80%, các yếu tố phụ chiếm 20-30% giá thành của mỗi món ăn, đồ uống.
- Hạch toán tất cả các hóa đơn mua vào, hóa đơn dịch vụ bán ra:
- Với hàng mua ngoài chợ thì lập bảng kê mua, hạch toán luôn vào TK 621 không cần nhập kho.
- Với hàng hóa chuyển bán: như rượu, bia, nước ngọt…thì nên hạch toán vào TK 156 để nhập kho theo dõi.
- Thực hiện những báo cáo sau để đảm bảo việc theo dõi được chi tiết và chính xác:
- Tổng hợp nhập xuất tồn
- Bảng đối chiếu kiểm kê (thực hiện kiểm kê để đối chiếu tồn kho theo sổ sách và tồn kho thực tế)
- Bảng đối chiếu công nợ
- Bảng tổng hợp công nợ
- Báo cáo thuế đầu vào theo phụ lục 02-GTGT
- Thực hiện các công việc khác như kiểm kê định kỳ theo tuần, theo tháng, kiểm tra hạn sử dụng, chất lượng hàng tồn trong kho…
3.2. Xuất hóa đơn đầu ra
Kế toán nhà hàng sẽ cần thực hiện các công việc sau để xuất hóa đơn đầu ra:
- Các công việc xuất hóa đơn đầu ra bao gồm:
- Lập phiếu thanh toán và kèm phiếu order (nếu có)
- Thực hiện xuất hóa đơn và hóa đơn GTGT
- Làm bảng kê chi tiết từng món ăn kèm với hóa đơn
- Làm phiếu xác nhận dịch vụ hoặc hợp đồng kinh tế nếu khách thực hiện đặt bàn trước.
- Thanh lý hợp đồng…
- Cuối mỗi tháng nên thực hiện làm các báo cáo cần thiết: Bảng tổng hợp công nợ, đối chiếu công nợ, báo cáo sử dụng hóa đơn, báo cáo thuế đầu ra phụ lục 01-GTGT
3.3. Giá thành món ăn
Giá thành món ăn bao gồm: nguyên vật liệu chính và phụ, nhân công chế biến, chi phí sản xuất chung… Khâu khó nhất để xác định giá thành chính là việc định mức nguyên vật liệu chính và phụ cho từng món ăn, đồ uống cụ thể.
Cần phải xác định được nguyên vật liệu nào là chính và chiếm tỷ trọng bao nhiêu rồi tính đến nguyên vật liệu phụ như: gas, gia vị, tiền điện… Từ đó tính được giá thành tương ứng của từng món ăn nhất định.
3.4 Hạch toán kế toán nhà hàng
Hạch toán kế toán nhà hàng theo Thông tư 133 như sau:
Khi mua hàng hóa về, căn cứ vào hóa đơn, bảng kê mua hàng thực hiện hạch toán:
- Nếu nhập kho: Nợ Tài khoản 152. Có Tài khoản 111, 112, 331.
- Nếu đưa thẳng vào khu pha chế, chế biến: Nợ Tài khoản 154. Có Tài khoản 111, 112, 331.
- Tính tiền lương trực tiếp của đầu bếp, nhân viên pha chế: Nợ Tài khoản 154. Có Tài khoản 334.
- Chi phí sản xuất chung: Nợ Tài khoản 154. Có Tài khoản 111, 112, 331.
- Cuối ngày căn cứ vào định mức tiêu hao vật tư kết chuyển giá vốn: Nợ Tài khoản 632. Có Tài khoản 154.
- Hạch toán doanh thu: Nợ Tài khoản 111, 131. Có Tài khoản 511, 3331.
Hạch toán kế toán nhà hàng theo Thông tư 200:
Tài khoản tập hợp giá thành là TK 154 và thực hiện mở tài khoản chi tiết cho TK 154 ứng với từng dịch vụ: ăn, uống, buồng nghỉ, dịch vụ vui chơi, giải trí…
Và tùy vào từng phương pháp kế toán hàng tồn kho:
- Kế toán nhà hàng, khách sạn theo phương pháp kê khai thường xuyên
- Kế toán nhà hàng, khách sạn theo phương pháp kiểm kê định kỳ
Để thực hiện hạch toán theo từng phương pháp cụ thể.
Công việc của kế toán nhà hàng đòi hỏi người thực hiện phải rất cẩn thận, tỉ mỉ và đặc biệt là có kiến thức tổng hợp để tính giá thành sản phẩm được chính xác và hạch toán đúng, đủ. Vì đây là một trong những căn cứ chủ yếu giúp cho việc quản lý nhà hàng được thuận lợi và sát sao.
4. Kế toán hộ kinh doanh ăn uống
Kế toán hộ kinh doanh ăn uống gồm ghi nhận doanh thu, chi phí, lợi nhuận và quản lý tài sản. Hạch toán thuế GTGT, lập sổ sách, báo cáo tài chính và thuế hàng tháng. Lưu trữ chứng từ và hóa đơn là quan trọng. Kế toán chính xác giúp theo dõi hiệu suất, đánh giá lợi nhuận và đưa ra quyết định kinh doanh trong ngành ăn uống.
Đọc thêm bài viết Hướng dẫn kế toán hộ kinh doanh dịch vụ ăn uống
5. Hạch toán dịch vụ ăn uống trên MISA
Phần mềm kế toán dịch vụ ăn uống giúp quản lý doanh thu, chi phí và tình hình tài chính của nhà hàng. Nó hỗ trợ hạch toán bán hàng, quản lý kho, tính thuế GTGT và lập báo cáo tài chính. Phần mềm cung cấp sự minh bạch và giảm thiểu sai sót, tối ưu hóa quá trình kế toán và quản lý tài chính. Ngoài ra, nó giúp theo dõi hiệu suất kinh doanh, thúc đẩy sự phát triển và đưa ra quyết định chiến lược cho ngành ăn uống.
Cập nhật thêm thông tin qua bài viết Hướng dẫn cách hạch toán mua phần mềm kế toán trên MISA
6. Hạch toán kế toán nhà hàng khách sạn
Kế toán dịch vụ nhà hàng khách sạn bao gồm ghi nhận doanh thu, chi phí, lợi nhuận và quản lý tài sản cố định. Đồng thời, hạch toán thuế, lập báo cáo tài chính và báo cáo thuế hàng tháng. Quản lý hóa đơn, chứng từ và lưu trữ đầy đủ là quan trọng. Kế toán chính xác giúp theo dõi hiệu suất kinh doanh, đánh giá lợi nhuận và đưa ra quyết định chiến lược trong ngành dịch vụ nhà hàng khách sạn.
Nếu bạn muốn biết thêm thông tin, hãy đọc qua bài viết Kế toán dịch vụ nhà hàng khách sạn mới nhất 2023.
7. Tài liệu kế toán tổng hợp nhà hàng
Để thực hiện tốt công việc kế toán nhà hàng, kế toán cần thu thập đủ các chứng từ sau:
Kiểm soát hàng hóa, thực phẩm mua vào:
- Với hàng hóa nhập thẳng vào nhà bếp, quầy bar (mua ở chợ, tạp hóa):
- Bảng kê hàng hóa mua vào
- Phiếu chi tiền
- Hóa đơn lẻ của nhân viên thu mua
- Bảng đối chiếu công nợ
- Với hàng hóa chuyển bán: bao gồm những mặt hàng như: nước ngọt, rượu, bia…phải nhập kho 156 để theo dõi thì cần tập hợp những chứng từ
- Phiếu chi tiền, ủy nhiệm chi (nếu hóa đơn mua vào < 20 triệu đồng)
- Hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn thông thường mua vào
- Hợp đồng thanh lý (nếu có)
- Phiếu nhập kho
- Phiếu giao hàng (nếu có)
- Giấy đề nghị thanh toán (nếu có)
- Biên bản đối chiếu công nợ theo từng đợt
Khi thực hiện xuất hóa đơn đầu ra:
- Phiếu thanh toán và phiếu order (nếu có)
- Thực hiện xuất hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn thông thường
- Xuất hóa đơn có kèm bảng kê chi tiết từng món ăn
- Phiếu xác nhận dịch vụ hoặc hợp đồng kinh tế nếu khách thực hiện đặt bàn trước.
- Thanh lý hợp đồng
- Phiếu thu tiền nếu khách thanh toán tiền mặt. Hóa đơn cà thẻ nếu khách thực hiện cà thẻ, hay phiếu báo có của ngân hàng.
- Và cuối kỳ thực hiện làm một số báo cáo theo quy định.
8. Phân biệt kế toán tổng hợp nhà hàng theo Thông tư 200 và Thông tư 133
Kế toán nhà hàng theo Thông tư 200 và Thông tư 133 có những điểm khác biệt cơ bản sau:
Nội dung | Thông tư 200 | Thông tư 133 |
Đối tượng nhà hàng áp dụng | Tất cả các nhà hàng, khách sạn | Chỉ áp dụng cho nhà hàng khách sạn vừa và nhỏ với vốn điều lệ dưới 10 tỷ và số lao động bình quân năm dưới 300 người. |
Về báo cáo tài chính | Hệ thống báo cáo gồm:
– Bảng cân đối kế toán – Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh – Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính |
Hệ thống báo cáo gồm:
– Bảng cân đối kế toán – Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh – Thuyết minh báo cáo tài chính – Không cần báo cáo lưu chuyển tiền tệ |
Hệ thống tài khoản | – TK 1113, 1123: Vàng tiền tệ– TK 1131, 1132: Tiền đang vận chuyển
– TK 1218: Chứng khoán và công cụ tài chính khác – TK 1362: Phải thu nội bộ về chênh lệch tỷ giá – TK 1363: Phải thu nội bộ về chi phí đi vay đủ điều kiện được vốn hóa. – TK 153, TK 155, TK 156 có TK cấp 2 – TK 158: hàng hóa kho bảo thuế – TK 161: chi sự nghiệp (1611 / 1612 chi sự nghiệp năm trước / năm nay) – TK 171: giao dịch mua bán lại trái phiếu chính phủ – TK 242: tài sản thuế thu nhập hoãn lại. -TK 244: Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược …. … |
– TK 1113, 1123: không có– TK 1131, 1132: không có
– TK 1218: không có – TK 1362: không có – TK 1363: không có – TK 153, TK 155, TK 156 không có TK cấp 2 – TK 158: không có – TK 161: Không có – TK 171: không có – TK 242: không có – TK 244: Không có thay bằng TK 1386 … |
Cập nhật thông tin qua bài viết Nguyên tắc hạch toán các khoản chi phí theo thông tư 200
9. Yêu cầu đối với công việc kế toán trong đơn vị kinh doanh dịch vụ ăn uống
- Theo dõi hàng hoá xuất, nhập, thu, chi
• Nhận các chứng từ nhập/xuất từ bộ phận kho, mua hàng.
• Nhập các chứng từ vào phần mềm hàng ngày.
• Nhắc nhở các bộ phận liên quan chuyển giao chứng từ đúng hạn.
• Xem xét tính hợp lý, hợp lệ của các chứng từ xuất nhập theo quy định của công ty.
• Lưu trữ các chứng từ xuất/nhập.
• Báo cáo kịp thời giám đốc các trường hợp xuất nhập không đúng theo nguyên tắc kế toán.
- Kế toán kiểm soát giá cả hàng hoá mua vào của đơn vị dịch vụ ăn uống
• Nhận các báo giá của nhà cung cấp.
• Theo dõi việc tăng giảm giá của các nhà cung cấp.
• Định kỳ hàng tháng kiểm tra giá cả trên thị trường và so sánh với giá của nhà cung cấp.
• Kiểm tra tính chính xác về giá, nhà cung cấp với hàng hoá mua ngoài.
- Quản lý định mức tồn kho, đặt hàng
• Xem xét số lượng xuất hàng hàng ngày so với định mức tồn kho quy định
• Xem xét số lượng đặt hàng yêu cầu so với số lượng đặt hàng đã quy định.
• Báo cáo và có hướng xử lý với giám đốc về các trường hợp không thực hiện đúng định mức tồn kho và số lượng đặt hàng.
- Kế toán kiểm soát hàng tồn kho, xuất nhập tồn công ty ăn uống
• Định kỳ kiểm tra 2 mặt hàng / tuần theo số lượng xuất nhập tồn và số lượng hàng hoá thực tế trong kho.
• Hàng tháng, kết hợp cùng thủ kho kiểm kê số lượng hàng hoá tồn thực tế trong kho, bếp, bar và báo cáo Giám đốc.
kế toán thanh toán cho nhà cung cấp
• Hỗ trợ kế toán thanh toán trong việc xem xét các số liệu nhập hàng để thanh toán cho nhà cung cấp.
- Quản lý tài sản cố định, công cụ dụng cụ
• Theo dõi số lượng tài sản, công cụ mua về và nhập vào phần mềm.
• Hỗ trợ kế toán thanh toán trong việc thanh toán cho nhà cung cấp.
• Theo dõi số lượng tài sản tăng giảm định kỳ hàng tháng.
• Kết hợp phòng nhân sự để đánh giá số liệu công cụ hư hỏng hàng tháng và trừ vào quỹ phí dịch vụ.
• Tổ chức việc quản lý tài sản cố định, các máy móc, công cụ quan trọng như dán nhãn, theo dõi chi phí .
• Tổ chức kiểm kê thực tế tài sản, máy móc, công cụ hàng tháng.
• Theo dõi hoạt động xây dựng cơ bản.
- Kế toán đơn vị dịch vụ ăn uống thực hiện lên báo cáo
Cuối tháng, cuối quý phải lên báo cáo nhập xuất tồn thực phẩm
• Báo cáo tình hình lãi lỗ cho Quản lý.
• Lên báo cáo thuế: Kê khai thuế GTGT, TNCN
Lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn
Lập báo cáo tài chính cuối năm.
10. Hướng dẫn hạch toán kế toán công ty dịch vụ ăn uống
Kế toán nhà hàng sẽ hạch toán thông qua 2 phương pháp chủ yếu là kê khai thường xuyên và kiểm kê định kỳ. Cụ thể:
10.1 Theo phương pháp kê khai thường xuyên
Tập hợp chi phí 621
- Căn cứ vào hóa đơn mua vào, kế toán thực hiện hạch toán vào TK 152, 156:
- Nợ TK 152, 156.
- Nợ TK 133. Có TK 331, 111, 112…
- Căn cứ vào định mức và mỗi lần xuất hóa đơn bán ra về số lượng, thực hiện hạch toán chi phí NVL:
- Nợ TK 621. Có TK 152, 111, 112,… Cuối kỳ thực hiện kết chuyển vào TK 154.
- Nợ TK 154
- Nợ TK 632 (phần chi phí NVL trên mức bình thường). Có TK 621 – chi phí NVL trực tiếp
Tập hợp chi phí 622
- Chi phí nhân công trực tiếp cho đầu bếp, phụ bếp, quầy pha chế:
- Nợ TK 622. Có TK 334. Thực hiện kết chuyển vào 154
- Nợ TK 154. Có TK 632 – Chi phí nhân công trên mức bình thường. Có TK 622- chi phí nhân công trực tiếp
Tập hợp chi phí 627
- Các chi phí chung bao gồm: thuê mặt bằng, khấu hao tài sản cố định… hạch toán vào TK 627:
- Nợ TK 627.
- Nợ TK 133 (nếu có). Có TK 331, 111, 112…
- Cuối kỳ:
- Nợ TK 154
- Nợ TK 632: chi phí sản xuất chung không phân bổ (chi phí trên mức bình thường không tính vào giá thành dịch vụ). Có TK 627 – chi phí sản xuất chung.
Hạch toán TK 154
- Tập hợp giá thành ghi: Nợ TK 154. Có TK 621, 622, 627
- Nếu xuất hóa đơn thì hạch toán giá vốn: Nợ TK 632 – giá vốn hàng bán. Có TK 154
- Sử dụng dịch vụ tiêu dùng trong nội bộ: Nợ TK 641, 642. Có TK 154
10.2 Theo phương pháp kiểm kê định kỳ
Hạch toán 611
Hạch toán 611: Kết chuyển trị giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tồn kho vào đầu kỳ kế toán (dựa theo kết quả kiểm kê cuối kỳ trước), thực hiện hạch toán Nợ TK 611, có TK 152, 153
- Khi thực hiện mua nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hạch toán:
- Nợ TK 611 – mua hàng (giá mua chưa có thuế GTGT)
- Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ. Có TK 331, 111, 112/
- Cuối kỳ khi kiểm kê xác định được trị giá thực tế nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ xuất sử dụng để kinh doanh trong kỳ thực hiện ghi: Nợ TK 621, 623, 627, 641, 642, 241… Có TK 611
- Kết chuyển trị giá thực tế nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tồn kho cuối kỳ (theo kết quả kiểm kê) ghi:
- Nợ TK 152 – nguyên vật liệu
- Nợ TK 153 – công cụ dụng cụ. Có TK 611 – mua hàng
Hạch toán 631
- Kết chuyển chi phí sản xuất, kinh doanh, chi phí dịch vụ dở dang đầu kỳ kế toán ghi: Nợ TK 631 – Giá thành sản xuất. Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.
- Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vào giá thành sản xuất vào cuối kỳ kế toán ghi:
- Nợ TK 631 – Giá thành sản xuất
- Nợ TK 632 – phần vượt trên mức bình thường. Có TK 621 – chi phí NVL trực tiếp.
- Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào giá thành sản xuất vào cuối kỳ kế toán:
- Nợ TK 631 – Giá thành sản xuất
- Nợ TK 632 – phần vượt trên mức bình thường. Có TK 622 – chi phí nhân công trực tiếp.
- Tính toán chi phí phân bổ và kết chuyển chi phí sản xuất chung vào tài khoản giá thành sản xuất theo từng loại sản phẩm, nước uống, dịch vụ… kế toán ghi:
- Nợ TK 631 – Giá thành sản xuất
- Nợ TK 632 – phần vượt trên mức bình thường. Có TK 627 – chi phí sản xuất chung.
- Tiến hành kiểm kê và xác định giá trị sản phẩm, dịch vụ dở dang cuối kỳ kế toán: Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất kinh dở dang. Có TK 631 – Giá thành sản xuất
- Giá thành dịch vụ hoàn thành, ghi: Nợ TK 632 – giá vốn hàng bán. Có TK 631 – Giá thành sản xuất.
- Sử dụng dịch vụ tiêu dùng (nội bộ) hạch toán: Nợ TK 641, 642. Có TK 631
Như vậy, tùy theo mô hình của từng nhà hàng mà kế toán lựa chọn hạch toán theo phương pháp cho phù hợp.
- Hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên giúp việc quản lý nhà hàng được chặt chẽ, và kiểm tra tồn kho vào bất cứ thời điểm nào.
- Còn hạch toán theo phương pháp kiểm kê định kỳ chỉ thực hiện được vào cuối mỗi kỳ (thường là cuối tháng), giúp giảm tải bớt khối lượng công việc hàng ngày cho kế toán.
Tham khảo bài viết Kế toán dịch vụ ăn uống nhà hàng cần phải làm gì? (Mới nhất 2023)
11. Tầm quan trọng của kế toán đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ăn uống
- Theo dõi thường xuyên tình hình hoạt động kinh doanh
Với chuyên môn của một kế toán nhà hàng, công việc theo dõi và cập nhật tình hình hoạt động cần được xử lý một cách bài bản theo đúng nghiệp vụ kế toán. Nhờ đó, chủ kinh doanh có thể nắm bắt đủ số liệu để điều hành bộ máy vận hành trôi chảy và đưa ra quyết định quản lý và kiểm soát nội bộ hiệu quả.
- Cung cấp dữ liệu cho chủ kinh doanh để hoạch định chiến lược mới
Ngoài việc quản lý và kiểm soát nội bộ, chủ kinh doanh cũng cần dữ liệu phân tích để hoạch định ra chiến lược cho tương lai. Chẳng hạn như các báo cáo về doanh thu sẽ chỉ ra được vấn đề sản phẩm đang kinh doanh tại nhà hàng có đạt hiệu quả hay không.
Từ đó, chủ nhà hàng sẽ có chiến lược thay đổi menu, thay đổi công thức chế biến hoặc thay đổi giá bán, v.v…
- Điều hoà tình hình tài chính của doanh nghiệp
Không phải lúc nào chủ kinh doanh hoặc người quản lý cũng có thể nhìn ra được điểm “nóng” và “lạnh” của tình hình tài chính (dòng tiền) tại nhà hàng để kịp thời đưa ra các điều chỉnh, cân đối. Vậy nên, khi nào cần bổ sung nguồn tiền, khi nào cần mua sắm mới tài sản, v.v… phụ thuộc rất nhiều vào số liệu theo dõi của kế toán viên.
- Đảm bảo cơ sở vững chắc trong giao dịch buôn bán
Công nợ phải thu, công nợ phải trả với đối tác và công việc đối chiếu giữa đôi bên một cách chính xác nhằm đảm bảo mối quan hệ trong kinh doanh cũng là một yếu tố đáng lưu tâm. Kế toán viên lúc này có thể nắm rõ được khối lượng, giá trị giao dịch trong quá khứ để nhanh chóng giúp chủ kinh doanh xác định được số tiền cần phải thanh toán hoặc cần phải thu hồi.
12. Câu hỏi thường gặp
Kế toán dịch vụ ăn uống là quá trình quản lý tài chính, thu chi, lợi nhuận trong lĩnh vực nhà hàng, quán ăn, dịch vụ ăn uống.
Các dịch vụ kế toán ăn uống thường cung cấp những gì?
Các dịch vụ kế toán ăn uống thường cung cấp dịch vụ quản lý thu chi, tính toán chi phí, lợi nhuận, khai thuế, tư vấn kinh doanh.
Lợi ích của việc sử dụng dịch vụ kế toán ăn uống là gì?
Sử dụng dịch vụ kế toán ăn uống giúp quản lý tài chính hiệu quả, tối ưu hóa chi phí, đưa ra các chiến lược kinh doanh hợp lý, giảm thiểu rủi ro và tăng lợi nhuận.
Vậy là các bạn đã theo dõi xong toàn bộ bài viết. Hãy liên hệ với chúng tôi - Dịch vụ tư vấn Luật ACC nếu các bạn cần hỗ trợ tư vấn!
Nội dung bài viết:
Bình luận